Tận dụng ưu đãi thuế khi xuất hàng sang Ấn Độ
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Từ hơn 2 nămtrở lại đây, Ấn Độ đã tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.

Qua hơn 2 năm thực hiện AITIG, các doanh nghiệp  (DN) Việt Nam đã tận dụng khá tốt những cam kết để đẩy mạnh xuất khẩu vào Ấn Độ. Chỉ riêng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 giữa TP.HCM với Ấn Độ đã đạt hơn 763 triệu USD, tăng 56,8% so với năm 2010.

“Với môi trường pháp lý, kinh doanh ngày càng thuận lợi, các DN Việt Nam có thể tìm thấy nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Các DN nên mạnh dạn đưa hàng hóa tham dự các hội chợ, triển lãm tại Ấn Độ; gửi bán tại các chợ, siêu thị và quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng bá hàng Việt đến  người tiêu dùng Ấn Độ”, ông Hiệp nói.

Bà Hoàng Hoài Hạnh, Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, theo AITIG, Ấn Độ đã cam kết 24 điểm trong lộ trình cam kết giảm thuế, mở ra nhiều thuận lợi về thủ tục, cơ chế giải quyết tranh chấp… đối với các nước ASEAN. Tuy nhiên, với các mặt hàng nhạy cảm, như hạt tiêu, chè đen…, DN  Việt Nam vẫn cần phải kiên trì để đạt được các thỏa thuận cụ thể khi thâm nhập vào Ấn Độ.

Ông Abhay Thakur, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM nhận định, do là đối tác truyền thống của Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, nên chắc chắn, Việt Nam đang và sẽ nhận được nhiều ưu đãi, giảm hàng rào thuế quan trong các lĩnh vực thương mại… 

Bà Cao Thanh Diệp, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, trong quan hệ thương mại, Ấn Độ và Việt Nam có nhiều sản phẩm có thể bổ sung cho nhau. Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng tân dược, hóa chất… của Ấn Độ, trong khi xuất khẩu sang nước này các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, như giày dép, dệt may…

“Đáng lưu ý là, từ năm 2018, Ấn Độ cam kết sẽ giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 90 – 100% xuống còn 45% đối với cà phê và chè đen; 50% với hạt tiêu của Việt Nam. Đây là các mặt hàng được coi là khá nhạy cảm với Ấn Độ, nhưng đã được nước này thông qua. Đây cũng được coi là tiến triển quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai nước”, bà Diệp nói.

Nguồn: Báo Đầu tư điện tử