Tăng lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc: Ngân hàng dễ thở hơn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

1,2%/năm lên mức 3,6%/năm. Đồng thời, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam vẫn được giữ ở mức 14%/năm.

Ngân hàng nhà nước lý giải mục đích việc tăng mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay xuống thấp để chia sẻ cho những người đi vay. Ngân hàng nhà nước cũng cho biết tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành để vừa góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Ông Trần Phương Bình – Tổng Giám đốc DongA Bank cho biết quyết định trên đã phần nào bù đắp chi phí cho các ngân hàng thương mại. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tổng nguồn vốn huy động về các ngân hàng phải trích dự trữ bắt buộc 11%, trước đây các ngân hàng chỉ được hưởng lãi suất 1,2%/năm, còn nay đã tăng gấp ba lần. Ông Bình cho biết lãi suất cho vay các ngân hàng sẽ phải dựa vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước. Vì vậy, lãi suất cho vay có giảm mạnh hay không còn phụ thuộc vào từng ngân hàng nhưng khó có thể giảm mạnh mà chỉ giảm từ từ.

Thị trường tiền tệ đã bình ổn trở lại với việc các ngân hàng tiếp tục cắt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở cả đầu vào lẫn đầu ra. Trong hai tuần qua, SeA Bank đã hai lần giảm lãi suất huy động VND xuống mức cao nhất, chỉ còn 18,36%/năm.

Nguồn: Báo Pháp luật TP HCM