Tạo hành lang pháp lý cho việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Người nước ngoài (NNN) muốn làm việc tại Việt Nam phải nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động cho người sử dụng lao động. Ngoài phiếu đăng ký dự tuyển lao động, phiếu lý lịch tư pháp, bản lý lịch tự thuật, giấy chứng nhận sức khoẻ, trong hồ sơ bắt buộc phải có bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của NNN.

Nếu NNN là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc có kinh nghiệm trong nghề nghiệp mà không có chứng chỉ công nhận thì phải có bản xác nhận có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Riêng đối với cầu thủ bóng đá thì phải có bản liệt kê các câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu.

Sau khi được cấp giấy phép lao động, NNN và người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho NNN đó.

Khi NNN đến làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không phải tỉnh, thành phố mà NNN làm việc thường xuyên) từ 10 ngày liên tục trở lên hoặc 30 ngày cộng dồn trong 1 năm thì người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải thông báo bằng văn bản với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi NNN đến làm việc các thông tin liên quan đến NNN đó theo quy định và kèm theo bản sao giấy phép lao động đã được cấp.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ