Thanh khoản tốt, ngân hàng đẩy mạnh cho vay
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Dự báo của các ngân hàng thương mại cho rằng, tăng trưởng tín dụng đang hướng dần tới mục tiêu 23-25% đã đề ra của năm 2010. Nhiều biện pháp giải ngân tới các đối tượng DN đang được các ngân hàng.

Thống kê cho thấy, liên tiếp từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8, khối lượng trúng thầu đấu giá giấy tờ có giá trên thị trường mở liên tục duy trì ở mức cao, có từ 32.000 – 56.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, khối lượng trúng thầu sụt giảm rất mạnh, chỉ có 7.718 tỷ đồng. Sự sụt giảm rất mạnh đó cũng phản ánh rõ qua khối lượng đăng ký đấu thầu.

Nếu tuần chuyển giao cuối tháng 6 đầu tháng 7, khối lượng đăng ký vọt lên tới gần 110.000 tỷ đồng, tuần kết thúc ngày 16/7 cũng ở mức cao với hơn 100.000 tỷ đồng. Các tuần còn lại trong khoảng thời gian trên ở mức từ 45.000 – 95.000 tỷ đồng.

Còn trong tuần qua, lượng đăng ký đúng bằng lượng trúng thầu 7.718 tỷ đồng, đây là mức sụt giảm đáng kể trong vòng 1 tháng qua. Hấp thụ tốt nguồn vốn từ thị trường mở mà Ngân hàng Nhà (NHNN) nước “bơm” ra từ tháng 7 đã khiến tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại tốt hơn rất nhiều và dần bớt đi sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ thị trường mở.

Tình hình thanh khoản tốt với lượng vốn dồi dào có lãi suất hợp lý được NHNN bơm liên tục từ đầu tháng 7 đến nay là cơ sở chắc chắn để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng VND từ nay đến cuối năm. Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc ABBANK bày tỏ: Chính sách tiền tệ khá linh hoạt, mềm dẻo trong thời gian qua cho thấy tính thanh khoản sẽ được duy trì từ đây đến cuối năm, đồng thời quan hệ cung cầu về cho vay sẽ đảm bảo cho lãi suất không tăng quá mạnh.

Đặc biệt, các ngân hàng theo định hướng của NHNN hiện nay đang hạn chế cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán nên lượng vốn của ngân hàng đang tập trung phần lớn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy sẽ không tạo ra các cuộc đua về tín dụng trong 6 tháng cuối năm gây mất cân đối về mặt cung cầu hay khủng hoảng về thanh khoản.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã hạ lãi suất cho vay tới các DN sản xuất kinh doanh,nhất là các DN xuất khẩu, DN vừa và nhỏ. Đơn cử như LienVietBank đang áp dụng lãi suất 10,7%/năm đối với khoản vay cầm cố và chiết khấu giấy tờ có giá (GTCG) có thời hạn cho vay dưới 1 tháng; các khoản vay cầm cố, chiết khấu GTCG có thời hạn trên 1 tháng đến 2 tháng và trên 2 tháng đến 3 tháng, lãi suất cho vay lần lượt ở mức 11,3%/năm và 11,7%/năm.

Tại ABBANK, bên cạnh việc ưu đãi vốn vay cho các DN vừa và nhỏ theo chương trình SMEFP III được ký giữa chính phủ Việt Nam và và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thì còn xây dựng một kênh tiếp cận vốn cho các DN vừa và nhỏ khác là thành lập Trung tâm tư vấn và tài trợ. ABBANK đã xây dựng quy trình nội bộ nhằm đơn giản thủ tục, giúp các DN vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian, chi phí khi tiếp cận vốn.

Nhiều ngân hàng cũng đưa ra những chính sách ưu đãi riêng cho những khách hàng truyền thồng nhằm tạo nên bước giảm đáng kể về lãi suất cho vay như HDBank dành lãi suất 11,5%/năm cho các DN vừa và nhỏ vay vốn trung dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh và điều chỉnh giảm 0,5-1%/năm lãi suất vay đối với một số đối tượng khác so với khung hiện tại trên thị trường; Habubank áp dụng lãi vay thấp hơn 1-2% mức công bố trong từng thời kỳ với các khoản vay sử dụng nguồn vốn từ dự án tài chính nông thôn III dành cho khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo Duy Minh
Báo Công Thương