Thị trường xuất khẩu lao động: Cần thợ bậc cao và lao động quản lý
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Giữ thị phần xuất khẩu lao động


Hiện nay, nước ta có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước, vùng lãnh thổ nhận số lượng lớn lao động như: Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Tuy nhiên, hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam, trước mắt và trong những năm tới, diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thách thức.


Từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới đã có những bước phục hồi, nhưng chưa mạnh và chưa vững chắc. Kinh tế thế giới vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn.


Sự phục hồi của thị trường lao động quốc tế còn chậm hơn. Ngay cả những nước kinh tế đã phát triển trở lại, họ cũng điều chỉnh thắt chặt chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài hơn trước khủng hoảng kinh tế cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động, do đó thêm gay gắt hơn.


Tiếp theo đó, sự cố biến động chính trị ở Libya, một số nước Bắc Phi và Trung Đông. Đặc biệt là, việc phải đưa về nước trước hạn khẩn cấp trên 10.000 lao động từ Libya vừa gây khó khăn, tổn thất cho người lao động và doanh nghiêp ta, vừa thu hẹp đáng kể thị phần việc làm ngoài nước của lao động Việt Nam.


Trong khi đó, có thị trường cần lao động Việt Nam, nhưng họ lại áp đặt thực hiện “chính sách bia kèm lạc”, như Ả rập Xê út gần đây đưa ra điều kiện, trong một đơn hàng, nếu doanh nghiệp Việt Nam không cung ứng đủ 10% tổng số lao động giúp việc gia đình thì nhà tuyển dụng không làm thủ tục cấp visa cho số lao động đi làm ngành nghề khác.

Hiện nay, nước ta có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước, vùng lãnh thổ nhận số lượng lớn lao động như: Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Có thể nói những khó khăn khách quan từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay là rất lớn, ảnh hưởng xấu đến môi trường mở rộng việc làm ngoài nước cho lao động Việt Nam. Bên cạnh đó là những thách thức xuất phát từ các nhân tố chủ quan như lực lượng lao động có nghề, đặc biệt có nghề trình độ cao và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc còn thiếu, không có sẵn để phục vụ kịp thời yêu cầu của nhiều hợp đồng, ở nhiều thị trường. Vì vậy, sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường và các hợp đồng với công việc có thu nhập cao của lao động Việt Nam còn thấp.


Khu vực Đông Bắc Á chưa phải là những thị trường đòi hỏi trình độ nghề của người lao động ở mức cao nhất, nhưng đang cần nhiều lao động có nghề, nhưng chúng ta chưa đủ lực lượng cung ứng cho các nhu cầu này. Trung Đông, Malaysia là những thị trường có thu nhập vào loại trung bình. Tuy vậy, ở các khu vực này cũng rất nhiều công việc lương rất cao, đi kèm đòi hỏi trình độ nghề cao, như thợ kỹ thuật cao, đốc công mà doanh nghiệp ta khó tìm và không đủ để đáp ứng.


Ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ hợp đồng và pháp luật của một bộ phận không nhỏ lao động ta trong thời gian làm việc ở nước ngoài còn yếu. Chất lượng hoạt động của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tương đối cao mới chiếm khoảng 30% tổng số doanh nghiệp.


Mở rộng thị trường


Theo ông Đào Công Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Năm 2012, Cục tiếp tục mở thêm một số thị trường mới ở châu Âu như Slovakia, Bungaria, Rumania, Ba Lan… là những nơi cần lao động có nghề, có triển vọng phát triển nếu Việt Nam có nguồn lao động phù hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đã bắt đầu đưa lao động hái quả thời vụ sang làm việc tại Phần Lan, Thụy Điển, tuy nhiên, số lượng chưa nhiều.


Đây cũng được xem là hướng tiếp cận mới, làm đa dạng thị trường xuất khẩu lao động, thay vì chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống như trước.


Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đã tìm hiểu và ký kết hợp đồng để đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hoa Kỳ và Canada nhưng do một số khó khăn như yêu cầu chất lượng lao động (ngoại ngữ, tay nghề…) và khâu thủ tục xin visa, nên mới có một số doanh nghiệp đưa được lao động sang các thị trường này.


Đây là hai thị trường được đánh giá cao về điều kiện làm việc, sinh hoạt tốt và thu nhập cao. Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, thị trường Đông Nam Á, trong đó có Lào và Campuchia cũng đang được đánh giá là điểm đến của lao động trình độ cao, cạnh tranh ở các ngành thế mạnh của Việt Nam như kỹ sư nông nghiệp, hóa chất, dược liệu.


Cục Quản lý lao động ngoài nước đánh giá, khả năng thu hút lao động ở các thị trường nhỏ, trong đó có Lào và Campuchia, chiếm 10% – 15% số lượng lao động xuất khẩu hàng năm (khoảng 8.000 – 10.000 người/năm).


Tại Campuchia, Lào, lao động kỹ thuật và quản lý các ngành xây dựng, kỹ sư công trình hay nhân viên ngành tài chính ngân hàng đang có nhu cầu khá lớn với mức thu nhập trung bình từ 15-23 triệu đồng/người/tháng.


Ngoài ra, một số thị trường cũng đang có nhu cầu lớn về đội ngũ chuyên gia. Hiện, có 80 chuyên gia giáo dục làm việc tại các cơ sở đào tạo của Angola, 200 chuyên gia y tế làm việc tại Algeria, Mozambique và Angola, 65 chuyên gia nông nghiệp làm việc tại một số quốc gia châu Phi trong khuôn khổ hợp tác 3 bên giữa Việt Nam – FAO và các nước này.


Nhu cầu nhận chuyên gia ở khu vực còn lớn và rất cần nghiên cứu, có chính sách đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động này. Có thể thấy, tuyển dụng lao động kỹ thuật, thợ bậc cao và lao động quản lý thuộc các lĩnh vực ở các thị trường mới là một trong những định hướng trong xuất khẩu lao động năm 2012.


Đây được xem là một bước đổi mới cần thiết khi các thị trường truyền thống đã bão hòa và người lao động cần tiếp xúc với những thị trường có nhiều triển vọng hơn về điều kiện làm việc và thu nhập.

Bảo Văn
Nguồn: Báo điện tử Công lý