Thông tư 06 về BHYTTN đã được sửa đổi
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thứ nhất là bãi bỏ điều kiện 100% thành viên hộ gia đình, 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa bàn xã, phường, thị trấn và 10% số học sinh, sinh viên trong danh sách học sinh, sinh viên của nhà trường tham gia. Hai là, mức đóng được xác định trên cơ sở khung mức đóng đã được quy định trong Thông tư 06: mức đóng đối với cá nhân tham gia BHYT tự nguyện khu vực thành thị là 320.000đ/người/năm; khu vực nông thôn là 240.000đ/người/năm; mức đóng đối với học sinh, sinh viên khu vực thành thị là 120.000 đ/người/năm, khu vực nông thôn là 100.000đ/người/năm.
Thứ Trưởng Nguyễn Thị Xuyên cũng cho biết, việc bãi bỏ điều kiện tham gia BHYTTN nhằm khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người dân cũng như tăng nhanh số người tham gia BHYT. Thực tế, đa số người dân tham gia BHYTTN đều gặp khó khăn về kinh tế, bệnh tật… nên Thông tư 14 đã tính toán, điều chỉnh mức đóng ở trong khung tối đa của thông tư 06. Mức đóng trên đây thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí khám chữa bệnh bình quân của mỗi người tham gia BHYT trong năm 2006 (gần 900.000đ/người/năm, tính chung cho các đối tượng là tất cả các thành viên hộ gia đình tham gia và các đối tượng khác).
Tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) Tống Thị Song Hương cho biết: Theo các nhà tài chính và y tế việc mở rộng BHYTTN là một chính sách xã hội thích hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội và chủ trương chăm sóc sức khỏe của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, mỗi năm nhà nước sẽ phải bù khoảng 800 tỷ đồng cho một triệu người khám chữa bệnh bằng BHYTTN.
Để đảm bảo tối đa quyền lợi người tham gia BHYTTN, liên Bộ đã đưa ra các giải pháp ổn định quỹ, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT… đồng thời huy động cộng đồng quan tâm chăm sóc sức khỏe của mình để sớm tiến tới BHYT toàn dân. Về vấn đề giải pháp cân đối quỹ, liên Bộ đã đề xuất giải pháp: nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quản lý quỹ BHYT hoạt động hiệu quả cùng với sự trợ giúp của nhà nước. Thông tư 14 vẫn giữ nguyên quyền lợi người tham gia BHYTTN và không có chuyện phân biệt giữa các đối tượng tham gia BHYTTN hay bắt buộc; cũng như phân biệt chất lượng khám chữa bệnh giữa người có sử dụng hay không sử dụng BHYT./.

Nguồn: TTXVN