Thu hút FDI: Hai nỗi lo lớn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Vốn ngoại ồ ạt đổ vào bất động sản

Vượt qua cả lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ đã vươn lên đứng đầu về thu hút vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2008 với 22,84 tỷ USD, chiếm 51,34% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, tổng số vốn rót vào địa ốc lên tới 21,2 tỷ USD, chiếm tới 47,6% tổng lượng vốn cấp mới, bao gồm 13 tỷ USD đổ vào xây dựng các khu đô thị mới và văn phòng cho thuê, 8,2 tỷ USD đầu tư vào khách sạn, du lịch. Xem xét lại sự bùng nổ FDI trong 2 năm qua cho thấy, so sánh mức vốn FDI bỏ vào bất động sản trên tổng vốn đầu tư, tỷ trọng 47,6% trên đã bỏ cách rất xa so với tỷ trọng 35% năm 2007 và 22% trong giai đoạn 20 năm.

Trong 10 dự án bất động sản và du lịch lớn nhất, dự án có lượng vốn khiêm tốn nhất là 518 triệu USD. Tiêu biểu như Tập đoàn New City (Brunei) đầu tư 4,3 tỷ USD xây dựng khu đô thị mới tại Phú Yên. Dự án Hồ Tràm do Tập đoàn Asian Coast Development Ltd. (Canada) đầu tư 4,23 tỷ USD xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, khu thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế, văn phòng, căn hộ, biệt thự cao cấp, sân golf… tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án khu đô thị đại học Berjaya Leisure (Malaysia) đầu tư 3,4 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh.

Tại Kiên Giang, Tập đoàn Starbay Holding Ltd. (B.V.Island) đầu tư 1,648 tỷ USD xây dựng tổ hợp nghỉ dưỡng, sân golf, căn hộ cho thuê. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Tập đoàn Good Choice (Hoa Kỳ) đầu tư 1,299 tỷ USD xây dựng khách sạn 5 sao, khu vui chơi, giải trí, ẩm thực. Tại Thủ Thiêm (TP.Hồ Chí Minh), Tập đoàn TA Assiociates International (Singapore) đầu tư 1,2 tỷ USD xây dựng khách sạn, cao ốc văn phòng, nhà cho thuê.

Trong chiến lược thu hút nguồn vốn FDI của Chính phủ, ưu tiên hàng đầu được dành phục vụ cho phát triển công nghiệp. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, khó có thể mừng trước những con số vốn FDI đổ vào bất động sản thời gian qua. FDI đổ vào bất động sản cũng đồng nghĩa với nguy cơ nhập siêu tăng lên. Bà Lan cho rằng, khi xây dựng các resort, khách sạn, căn hộ cao cấp để kinh doanh, các nhà đầu tư đều phải nhập khẩu nguyên vật liệu vào Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam vẫn có thể là một nền kinh tế nhập siêu, vì thế các dự án bất động sản càng khiến cán cân thanh toán nghiêng về phía nhập khẩu. Còn theo TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, việc gia tăng đầu tư vào bất động sản không giúp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, không chuyển giao công nghệ sản xuất và cũng không thúc đẩy xuất khẩu, và dĩ nhiên, không mang lại ngoại tệ cho quốc gia. Chưa kể, với quyền sử dụng đất tới 50,70 năm cho mỗi dự án, sẽ phá vỡ quy hoạchấtổng thể về phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phan Hữu Thắng cũng đã thừa nhận, hiện chúng ta không còn đất dọc theo các bờ biển cho các nhà đầu tư, đặc biệt ở các địa phương có sức hấp dẫn lớn, có cơ sở hạ tầng tốt như Đà Nẵng, Bình Thuận. Nguyên nhân là do thời gian đầu “các địa phương đã nóng vội thu hút đầu tư nên “băm mảnh” bờ biển của mình cho các dự án chưa thực sự khả thi. Điều này khiến cho việc cung cấp đất cho các nhà đầu tư nói chung cũng hết sức khó khăn”. Tuy nhiên, theo ông Thắng, FDI vào bất động sản không hề làm lỡ cơ hội chuyển giao công nghệ của các dự án công nghiệp. “Chúng ta có thể tiếp nhận công nghệ quản lý của họ. Đồng thời, mục tiêu của chúng ta là thu hút vốn FDI để hiện đại hoá đất nước, Việt Nam lại là điểm đến hấp dẫn về du lịch”. Không quá lạc quan như vậy, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, với bất cứ nền kinh tế nào, sản xuất hàng hoá – công nghiệp cũng như nông nghiệp vẫn là quan trọng nhất. “Việt Nam cũng không thể chỉ phát triển theo hướng trở thành một thiên đường resort cho người nước ngoài đến hưởng thụ”.

Thách thức giải ngân

Bài toán làm sao để nguồn vốn lớn này đi vào triển khai trên thực tế. Việc giải ngân chậm không những không thể hiện được những tác động của nguồn vốn này đối với nền kinh tế, mà còn khiến các nhà đầu tư nản lòng, từ chỗ tin tưởng dẫn đến hoài nghi về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Phan Hữu Thắng cho biết, đã có những dấu hiệu khả quan về tình hình giải ngân FDI từ đầu năm đến nay. Nếu như trong 6 tháng đầu năm, mỗi tháng chỉ giải ngân trung bình khoảng 800 triệu USD và tính đến cuối tháng 6/2008, con số giải ngân mới đạt 4,9 tỷ USD thì trong tháng 7, hơn 1 tỷ USD đã được giải ngân. Với tốc độ giải ngân này, mục tiêu giải ngân 10 – 12 tỷ USD đến cuối năm nay là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn chưa thể gọi là tương xứng nếu so với con số thu hút 44,4 tỷ USD vốn cấp mới trong 7 tháng qua và con số này dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những tháng còn lại của năm.

Chính vì vậy, ông Thắng cho biết, trọng tâm công tác từ nay đến cuối năm là tập trung giải quyết các áchấtắc trong đầu tư để các dự án được triển khai đúng tiến độ và yêu cầu của chủ đầu tư để tiếp tục tạo thuận lợi cho dòng chảy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo kế hoạch, từ đầu tháng 8 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 3 đoàn công tác đến làm việc tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam để hỗ trợ các địa phương thúc đẩy công tác giải ngân. Vai trò của các địa phương, theo ông Thắng, là hết sức quan trọng trong vấn đề giải ngân vốn FDI vì bài toán về thủ tục, giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng hay nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến tốc độ giải ngân vốn FDI đều là vấn đề các địa phương am hiểu và có thể tác động để giải quyết tốt nhất.

Tuy nhiên, về lâu dài “chúng ta vẫn phải nỗ lực để tháo các “nút cổ chai” về hạ tầng, nhân lực và tiếp tục cải cách hành chính”. Đây là những vấn đề đã được đặt ra từ lâu nhưng không thể cải thiện trong một sớm một chiều do có liên quan đến điều hành chính sách vĩ mô. Đặc biệt, vấn đề cơ sở hạ tầng vẫn chưa theo kịp tiến độ phát triển đầu tư, ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư. Việc chưa chuẩn bị sẵn sàng về đất đai (nhất là các dự án lớn cần mặt bằng sản xuất rộng) cũng như việc giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời và tái định cư dân khu vực đầu tư còn nhiều bất cập đã hạn chế việc tiếp nhận các dự án mới cũng như đẩy nhanh tiến độ đã được cấp gi y chứng nhận. Bên cạnh đó, vấn đề nguồn nhân lực cũng đang là tháchấthức lâu dài vì ở thời điểm này, các dự án cần vài trăm ngàn công nhân lại không thể đáp ứng ngay được… Giải quyết được các “nút thắt” này thì không lo gì các nỗ lực giải ngân của chúng ta không thực hiện được.

Nguồn: Thời báo Tài chính