Thuế suất tài nguyên đối với khoáng sản sẽ tăng?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 

Theo dự thảo, khung thuế suất tài nguyên đối với khoáng sản không kim loại tăng từ 1-5% lên 5-10%. Riêng đối nhóm tài nguyên Đá quý từ 3-8% lên 5-20%; Than từ 1-3% lên 5-20%; Khí thiên nhiên tăng từ 0-10% lên 6-25% (bằng với dầu mỏ).

Các nhóm tài nguyên nguyên khác vẫn giữ khung thuế suất như hiện hành. Cụ thể: dầu mỏ 6-25%; Sản phẩm rừng tự nhiên 1-40%; Thuỷ sản tự nhiên 1-10%; Nước thiên nhiên 0-10%; Tài nguyên khác 0-20%.

Nếu thực hiện khung thuế suất thuế tài nguyên dự kiến sửa đổi thì thuế tài nguyên đối với khoáng sản sẽ tăng lên đáng kể: Mangan 30.000-75.000 đ/tấn (hiện hành 15.000 đ/tấn); Sắt 30.000-75.000 đ/tấn (hiện hành 15.000 đ/tấn); Chì 40.000-66.000 đ/tấn (hiện hành 20.000 đ/tấn); Kẽm 80.000-195.000 đ/tấn (hiện hành 40.000 đ/tấn); Đồng 200.000-600.000 đ/tấn (hiện hành 100.000 đ/tấn); Thiếc 1.300.000-3.900.000 đ/tấn (hiện hành 650.000 đ/tấn); Than 20.000-80.000 đ/tấn (hiện hành 4.000-6.000 đ/tấn)…

Theo Bộ Tài chính, việc nâng thuế suất thuế tài nguyên đối với khoáng sản sẽ góp phần hạn chế việc khai thác tràn lan, tăng thu cho ngân sách địa phương để có nguồn kinh phí cho việc cải tạo môi trường, sửa chữa hạ tầng quanh khu vực khai thác. Đồng thời buộc các doanh nghiệp phải tính toán khai thác tiết kiệm, hiệu quả để giảm chi phí và tập trung đầu tư vào chế biến sâu, qua đó góp phần bảo vệ tài nguyên và nâng cao giá trị tài nguyên.

Tính toán của Bộ Tài chính cho thấy, với mức thuế suất thuế tài nguyên dự kiến tối thiểu là 10%, thì số thu thuế tài nguyên, kể tài nguyên đối với dầu khí dự kiến đạt khoảng 21.500 tỷ đồng/năm (trong đó số thu thuế tài nguyên đối với tài nguyên khoáng sản tăng trên 12 tỷ đồng/năm). Với mức thuế suất tối đa 30% thì số thu thuế tài nguyên dự kiến khoảng 22.000 tỷ đồng/năm (trong đó số thu thế tài nguyên đối với quặng kim loại tăng thêm khoảng trên 60 tỷ đồng/năm).

Nguồn: Báo Công an nhân dân điện tử