Thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia.
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo thống kê chưa đầy đủ, các tỉnh biên giới với Campuchia có dân số trên 12 triệu người, trong đó khu vực biên giới có 150.269 hộ, trên 676 ngàn người, với 16 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh, Gia Rai, Hoa và Khmer; có 11 tôn giáo khác nhau, chủ yếu là Thiên chúa giáo, Cao đài, Phật giáo. Đời sống của nhân dân hai bên biên giới còn khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu làm ruộng.

Thời gian qua, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã đặt được một số thành tựu đáng phấn khởi. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại Xuất nhập khẩu giữa hai nước đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong giai đoạn 2001 – 2007, xuất nhập khẩu của hai nước phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng luôn giữ ở mức cao. Năm 2001, tổng kim ngạch XNK đạt 184 triệu USD; năm 2005 đã đạt 693 triệu USD, gấp hơn 3,7 lần so với năm 2001; năm 2007 dự kiến đạt 1.200 triệu USD, gấp 6,6 lần so với 2001.

Hiện nay, đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đạt 115 triệu USD. Đáng chú ý là các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã quan tâm đến thị trường Campuchia, như Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam …

Trong những năm qua, hai nước đã tạo ra đựoc một môi trường pháp lý thuận lợi về nhiều mặt thương mại, đầu tư; dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp và hàng hóa cảu nhau. Hai nước đã ký nhiều các thỏa thuận về thương mại; quá cảnh hàng hóa; mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới; thỏa thuận về thanh toán, về chống buôn lậu, gian lận thương mại … Đặc biệt các mặt hàng nông sản có xuất xứ Campuchia được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% của Việt Nam.

Các cơ chế, chính sách về quản lý các hoạt động thương mại biên giới đã được triển khau thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, làm lành mạnh quan hệ thương mại biên giới với các nước có chung biên giới. Tuy nhiên, đối với các tỉnh biên giới Tây Nam Bộ, thì một số quy định chưa phù hợp với thực tế, chưa khai thác hết lợi thế xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia, khó khăn trong kiểm tra, giám sát, giải quyết thủ tục hải quan …

Trong đó, các vướng mắc chủ yếu là:

Hiện nay hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ đang bị ách tắc.

Nguyên nhân là Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ quy định, không cho hàng hóa của các tỉnh ngoài vùng biên giới thông quan qua cửa khẩu phụ. Chỉ có lúa gạo, nông sản của tỉnh vùng biên giới, khu vực biên giới mới có thể được thông quan qua cửa khẩu phụ.

Về chứng từ hàng hóa: Giấy chứng nhận xuất xứ Form S-chứng từ để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu: Điều kiện Form S này hầu như doanh nghiệp, cư dân không thể thực hiện được, vì sẽ tăng chi phí đầu vào. Do vậy, một số mặt hàng ta có nhu cầu nhập khẩu để tái xuất khẩu vị hạn chế và điều đó gây thiệt hại cho cả hai phía.

Chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trong nội địa: Hàng hóa nhập khẩu bán ở các chợ biên giới, hàng nhập khẩu của cư dân biên giới chưa được quy định những chứng từ hợp pháp khi lưu thông trong nội địa. Do đó, công tác quản lý thị trường đối với các loại hàng hóa này gặp khó khăn.

Hiện nay, tình trạng lợi dụng chính sách miện thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào khu kinh tế cửa khẩu đang diễn ra khá phổ biến ở một số mặt hàng sản xuất trong nước đưa lên cửa khẩu và được đưa trở lại thị trường nội địa để tiêu thụ, như thuốc lá, bia, mỹ phẩm.

Nguồn: Báo Thương mại