Thương mại Việt Nam – EU bật tăng 12 lần, cán mốc 50 tỷ USD
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thương mại hai chiều Việt Nam – EU đã tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên gần 50 tỷ USD năm 2020 sau 31 năm hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam sang Eu là điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, giày dép...
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU là điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, giày dép…

Bộ Công Thương vừa công bố những con số thống kê mới nhất về quan hệ thương mại 2 chiều giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) sau chặng đường 31 năm.

“Nhiều dấu ấn đã đạt được về thương mại giữa 2 bên, thể hiện qua những con số bật tăng về xuất nhập khẩu. Cụ thể, thương mại hai chiều tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên gần 50 tỷ USD năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 13 lần từ 2,8 tỷ USD lên 35,1 tỷ USD năm 2020. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ).

Năm 2020, Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu sang thị trường EU với thặng dư thương mại 29.307,1 triệu USD. Các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua tập trung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Italia, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU là điện thoại các loại và linh kiện (đạt 8,52 tỷ uSD, giảm 16,6%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (5,8 tỷ USD, tăng 32,4%), giày dép các loại (3,8 tỷ USD, giảm 13,7%), hàng dệt may (3,1 tỷ USD, giảm 11,7%), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (2,8 tỷ USD, tăng 25%), cà phê (982,7 triệu USD, giảm 9,4%) và hàng thủy sản (914,5 triệu USD, giảm 5,5%)

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng tích cực nhập khẩu hàng hoá của EU. Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 từ châu Âu của Việt Nam đạt 14,64 tỷ USD, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2019. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 của Eu. Tuy nhiên, nếu xét riêng về xuất khẩu, Việt nam xếp thứ 11 trong số các nước xuất khẩu lớn nhất vào Eu (trong các nước châu Á, chỉ sau Trung Quốc, nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn độ)

“Sau 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, EU đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư. Phát triển quan hệ với khối Liên minh đã giúp ngành Công Thương triển khai hiệu quả chủ trương đa dạng hoá thị trường, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường”, Bộ Công Thương khẳng định.

Thực tế cho thấy EU là thị trường có dung lượng lớn với sự thống nhất trong đa dạng và nhiều dư địa tăng trưởng; đồng thời cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và EU mang tính bổ trợ thay vì đối đầu cạnh tranh.

Một động lực giúp thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới đến từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA) đã có hiệu lực từ 1/8/2020, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại sau một lộ trình nhất định. Theo đó, EVFTA được kỳ vọng sẽ tạo cú huých mạnh mẽ cho xuất khẩu, đặc biệt với các nhóm hàng trọng điểm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ…

Dự báo, nhờ EVFTA, đến năm 2035, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng 18%, tương đương 8 tỷ Euro. Các nước EU sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông thủy sản, rau quả nhiệt đới, trái mùa và hữu cơ, cũng như các mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày,đồ gỗ…

Tuy nhiên, EU cũng là một thị trường khó tính, đòi hỏi đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây có thể được nhìn nhận như thách thức xen lẫn cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất nội tại, gia tăng sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.