VAFI đề nghị không tính thuế TNDN
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Luật thuế thu nhập hiện hành và Dự thảo Luật thuế TNDN ( sửa đổi ) đều qui định thuế thu nhập doanh nghiệp trong việc chuyển nhượng trái phiếu chính phủ hay lợi tức trái phiếu đều ở mức 28% – 25%. Khi đầu tư vào TPCP thì mọi tổ chức đầu tư đều tính đến việc phải khấu trừ yếu tố thuế và chi phí. Khi nhà đầu tư mua công trái hay trái phiếu giáo dục (được miễn thuế TNDN ) thì lãi suất bao giờ cũng giảm hơn so với lãi suất trái phiếu chính phủ ở kỳ hạn tương ứng từ 1,5% – 2%. VAFI nhận định rằng nếu không tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động đầu tư TPCP thì lãi suất huy động cũng sẽ giảm theo mức trên và điều này rất có lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ & chống lạm phát.

Khi đầu tư vào TPCP thì mọi tổ chức đầu tư đều tính đến việc phải khấu trừ yếu tố thuế và chi phí. Nếu có thuế thì lãi suất trái phiếu phải cao vì phải bao hàm yếu tố thuế, còn nếu không có thuế thì lãi suất trái phiếu sẽ giảm. Như vậy, bản chất của việc doanh nghiệp đóng thuế cho hoạt động đầu tư TPCP không phải là tiền của doanh nghiệp hay thu nhập của doanh nghiệp, mà chính là khoản tiền ngân sách nhà nước. Khoản tiền này được trả lại cho ngân sách nhà nươc sau khi doanh nghiệp nhận được lợi tức TPCP.Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào trái phiếu chính phủ cũng cần phải tính đến tác động làm khan hiếm tiền đồng cũng như áp lực tăng giá VND nhất là những trái phiếu ngắn hạn, như vậy cần tạo cơ chế tăng cường huy động vốn từ các tổ chức tài chính trong nước…

Trên cơ sở đó, VAFI đưa ra đề xuất không tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động chuyển nhượng và lợi tức TPCP (bao gồm: TPCP được phát hành qua kênh Kho Bạc Nhà nước, Công trái, tín phiếu…). Theo VAFI, đây là một giải pháp rất quan trọng vì có thể đạt được chương trình huy động vốn của chính phủ, giảm lãi suất huy động vốn trên thị trường…

Nguồn: Báo Đầu tư Chứng khoán điện tử