Vẫn có thể đạt mục tiêu 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chính vì vậy, các DN này là phải cơ cấu lại nguồn vốn, không chỉ dựa vào nguồn vốn vay mà còn nguồn vốn tự có; nâng cao năng lực quản trị DN, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính; nâng cao  khả năng hoạch định kế hoạch chiến lược kinh doanh,…

Thời gian qua việc liên kết các DN lớn và SME còn lỏng lẻo. Các DN nhỏ rất ít cơ hội trở thành nhà thầu phụ cho các dự án của các DN lớn, các DN FDI. Cho nên việc tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực đầu tư nước ngoài đã không kéo theo làn sóng phát triển của khối các DN SME, không hỗ trợ nhiều cho sự phát triển của DN thuộc khu vực này.

Đó là điểm yếu của các DN VN. Do đó, việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước đang là một trong những yêu cầu cấp bách.

Để hỗ trợ khối DNSME, chúng ta đã có chủ trương xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng SME này từ nhiều năm. Nhưng đến nay mới có 11 quỹ đi vào hoạt động. Gần đây, một số ngân hàng cũng có chương trình hỗ trợ vốn cho DNSME, tuy nhiên nguồn vốn từ các chương trình này vẫn quá thấp so với nhu cầu của các DN này.

Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng khó khăn này sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển 500.000 DN tới 2010. Bởi chúng ta có 4 triệu hộ kinh doanh. Nếu có biện pháp hợp lý, đơn giản hóa thủ tục hơn nữa và có chính sách khuyến khích thì hoàn toàn có thể chuyển một phần trong con số 4 triệu hộ kinh doanh trở thành DN để đạt được mục tiêu này vào năm 2010.

Nguồn:  Báo Điện tử Lao động