Việt Nam được xếp hạng nào về mức độ nguy hiểm giao thông?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Người tham gia giao thông tại các quốc gia có thu nhập đầu người trung bình và thấp được cho là có nguy cơ tử vong vì tai nạn giao thông cao gấp hai lần tại các nước phát triển.

Căn cứ theo tỷ lệ người tử vong vì tai nạn giao thông trên 100.000 dân, một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chia các quốc gia nằm trong danh sách thống kê làm 4 nhóm: dưới 10, từ 10,1 – 20, từ 20,1 – 30, và trên 30.

Theo đó, Thái Lan dẫn đầu nhóm có giao thông nguy hiểm nhất thế giới, với tỷ lệ này là 36,2. Nhóm này chủ yếu gồm các quốc gia thu nhập thấp tại châu Phi, như Congo (33,2), Liberia (33,7), ngoài ra còn có Iran (32,1)…

Nhóm thứ 2 (tỷ lệ 20,1 – 30) cũng chủ yếu là các quốc gia châu Phi nghèo và các nước đang phát triển tại châu Á và Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam (24,5), Malaysia (24), Brazil (23,4), Myanmar (20,3)…

Nhóm thứ 3 (tỷ lệ từ 10,1 – 20) gồm có Mỹ (10,6), Philippines (10,5), Hàn Quốc (12)…

Các nước được đánh giá là an toàn giao thông nhất thế giới nằm trong nhóm cuối cùng (tỷ lệ dưới 10), chủ yếu là các nước phát triển tại châu Âu. Theo đó, đứng đầu là Monaco với tỷ lệ xấp xỉ 0, Thuỵ Điển (2,8), Anh (2,9), Thuỵ Sĩ (3,4)…

Hai đại diện châu Á nằm trong nhóm này là Singapore (3,6), Nhật Bản (4,7).

Báo cáo trên cho thấy tỷ lệ trung bình người tử vong vì tai nạn giao thông trên 100.000 dân tại các nước phát triển chỉ là 9,3, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 24,1 và 18,4 lần lượt của các quốc gia có thu nhập đầu người trung bình và thấp. 

Hãng tin Bloomberg nhận định, tình trạng an toàn giao thông tại các quốc gia đang phát triển là một trong những vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, trước khi rót vốn vào khu vực này.

Việt Nam được xếp hạng nào về mức độ nguy hiểm giao thông? 1