Việt Nam: Gần 93.000 triệu USD cho chi tiêu thương mại
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chỉ số CCE là chỉ số đo lường tài chính giúp theo dõi chặt chẽ mức chi tiêu của chính phủ và doanh nghiệp trên toàn cầu và được xem như một mốc chuẩn để đo lường mức chi tiêu thương mại.

Báo cáo của Visa cho biết, trong năm 2007, chỉ số CCE toàn cầu đạt khoảng 77.300 tỷ USD , tăng 12,2% so với 2006. Trong đó, Mức chi tiêu thương mại hằng năm tại Châu Á-Thái Bình Dương ước tính đạt mức tăng trưởng 18.900 tỷ USD trong năm 2007, tăng 13% so với con số 16.800 tỷ năm 2006.

Trên bảng danh sách 21 nền kinh tế của các quốc gia và lãnh thổ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã được đánh giá qua chỉ số CCE, có đến 16 quốc gia vượt quá mức tăng trưởng trung bình hằng năm. 5 nền kinh tế hàng đầu của Châu Á-Thái Bình Dương xét về tổng số doanh nghiệp và chi tiêu chính phủ bao gồm Nhật Bản (5.200 tỷ USD), Trung Quốc (4.900 tỷ USD ), Ấn Độ (2.300 tỷ USD ), Hàn Quốc  (2.000 tỷ USD)  và Úc (1.200 tỷ USD ).

Những quốc gia được Visa đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Châu Á Thài Bình Dương về tổng chi tiêu trong kinh doanh và tiêu dùng của chính phủ gồm có Myanmar (41% tương đương 12.440 triệu USD), Hong Kong (36.5% tương đương 272.16 triệu USD), Singapore (35% tương đương 371.579 triệu USD), Ấn Độ (23% tương đương 2.3 ngàn tỷ USD), và Philippines (20.7% tương đương 189.885 USD).

“Các thị trường trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có những giai đoạn phát triển cũng như mức sử dụng sản phẩm thẻ  thương mại khác nhau. Từ những thông tin về chỉ số tiêu dùng do Visa thống kê, chúng ta có thể đánh giá được sự thâm nhập thị trường của các sản phẩm thẻ  thương mại cũng như hỗ trợ khách hàng là những tổ chức tài chính phát triển những giải pháp để đáp ứng các yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp và chính phủ,” – John Hazlewood, Giám Đốc Giải pháp Thương Mại của Visa, khu vực châu Á Thái Bình Dương nói.

Theo dự đoán, chỉ số tiêu dùng trên toàn cầu đều tăng mỗi năm. Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất về lĩnh vực tiêu dùng thương mai, tiếp đến là Mỹ. Khu vực châu Á Thái Bình Dương xếp thứ 3 trên toàn cầu.

Bảng thống kê mức chi tiêu thương mại  2007 theo khu vực địa lý

(đơn vị: ngàn tỷ USD)

Vùng địa lý

2006

2007 (ước đoán.)

Châu Âu

$23.4

$26.8

Mỹ

$18.7

$19.7

Châu Á – Thái Bình Dương

$16.8

$18.9

Trung/Đông Âu Trung Đông và Châu Phi

$4.3

$5.1

Mỹ Latin /Địa Trung Hải 

$3.7

$4.5

Canada

$2.1

$2.3

Tổng Chi tiêu toàn cầu

$68.9

$77.3

Chỉ số CCE nói về việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ được sử dụng trong sản xuất, bán sỉ, bán lẻ, chi phí vốn kinh doanh, chi phí chính phủ dành cho hàng hóa và dịch vụ. Sự điều chỉnh không bao gồm chi phí được vốn hóa như chi phí công trình và duy tu bảo dưỡng. Các tính toán đo lường lượng giao dịch ở giá chuẩn gồm cả thuế sản phẩm. Sự điều chỉnh hiệu lực là việc cần thiết để có thể bao trùm những thay đổi trong các thống kê công bố chính thức và dữ liệu kinh tế cho năm hiện tại và những năm trước.

Những nguồn dữ liệu được sử dụng trong tính toán chỉ số CCE Mỹ bao gồm Cục Phân tích Kinh tế (BEA) và Cục Điều tra Dân số Mỹ nơi tiến hành các Khảo sát Bán buôn và Bán lẻ. Nhiều nguồn dữ liệu khác nhau được sử dụng trong tính toán chỉ số Global CCE bao gồm Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Cơ sở Dữ liệu Phân tích Cấu trúc (STAN), tổng tài khoản chính phủ thuộc tài khoản quốc gia của các nước thành viên OECD, cơ sở dữ liệu tổng hợp về tài khoản quốc gia của Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc (United Nations Statistics Division National Accounts Main Aggregates Database), cơ sở dữ liệu độc quyền của Cơ quan Nghiên cứu Economist Intelligence Unit và dữ liệu chính phủ của một số quốc gia khác. Một mô hình do Cơ quan Nghiên cứu Economist Intelligence Unit phát

Nguồn:  Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp