Việt Nam vượt Ấn Độ về xuất khẩu nông sản toàn thế giới
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Mức giá ấn định của NCDEX (National Commodity and Derivatives Exchange Ltd), công ty có trụ sở ở Mumbai (Ấn Độ) thường ảnh hưởng đến giá tiêu của thị trường thế giới, nhưng giờ thì cái lợi thế đó đang có nguy cơ bị biến mất.

“Trung tâm trao đổi hàng hóa mới chỉ ở giai đoạn hình thành, nhưng các nhà buôn của Việt Nam rất tích cực. Các kho hàng, nơi được sử dụng như những điểm trữ hàng cho trao đổi hàng hóa đang đầy ắp hàng”, S. Kannan, giám đốc điều hành của IPC (International Pepper Community), hiệp hội liên chính phủ các quốc gia sản xuất hồ tiêu có trụ sở tại Jakarta nói.

Thị trường hồ tiêu toàn cầu có kích cỡ khoảng 2 tỉ USD/năm. Và SME chọn Việt Nam như thị trường trung chuyển hàng hóa mới chứng tỏ thị trường toàn cầu đã không coi Ấn Độ là tay chơi lớn trên thị trường này nữa, bởi lượng giao dịch qua đây đang giảm dần.

Đây chỉ là diễn biến mới nhất trong hành loạt các động thái mà Ấn Độ đang phải đương đầu trong lĩnh vực hàng hóa, bởi thị trường nước này bị đình trệ do giá nhân công đang tăng lên, qui mô các trang trại còn nhỏ, trình độ cơ giới hóa thấp và các chính sách nhằm gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp từ phía chính phủ Ấn Độ còn quá kém so với các nước cạnh tranh khác ở Đông Nam Á.

Mặc dù không thể so được với Ấn Độ về qui mô và nguồn lực, đồ thị chứng tỏ Việt Nam đang trở thành một trung tâm hàng hóa tăng lên rõ rệt. Trong 5 năm vừa qua, đất nước với 90 triệu dân này lần lượt thay thế Ấn Độ trung việc sản xuất và xuất khẩu hạt điều, thủy sản, cà phê và hồ tiêu. Chẳng bao lâu nữa, Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua Ấn Độ về sản lượng cao su.

Chính sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại hàng hóa (nông sản) đã thu hút các nhà đầu tư toàn cầu.

IFC (The International Finance Corporation), Công ty Tài chính Quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 40 triệu USD để hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam cho thương mại và tài chính hàng hóa.

Việt Nam được hưởng lợi thế từ các chính sách liên quan tới hệ thống cung ứng toàn cầu đi từ sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng ở hải ngoại, và được hỗ trợ một cách chính thức và hiệu quả ở các cấp độ, ông PK Joshi, giám đốc (kh vực Nam Á) của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, có trụ sở tại Washington nói. Đây là tổ chức nghiên cứu đã giúp các nước khu vực Đông Nam Á thúc đẩy sản xuất gạo từ 10 năm trở lại đây.

“Việt Nam có chính sách cho sản xuất để đảm bảo việc giao hàng đúng hạn với các dịch vụ chất lượng cao, có chính sách tạo liên kết thị trường và chính sách thương mại hiệu quả, với các chiến lược rõ ràng cho từng thị trường khác nhau”, ông Joshi nói và cho biết thêm các chính sách đồng thời như vậy sẽ là công thức tốt để dẫn tới thành công trên thị trường hàng hóa toàn cầu.

Cách đây một thập kỷ, Ấn Độ là nhà sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, với sản lượng hàng năm vào khoảng 80.000 tấn. Nhưng giờ thì sản lượng hồ tiêu nước này tụt xuống còn có 48.000 tấn trong khi Việt Nam đã đạt tới 120.000 tấn và có lượng xuất khẩu lớn gấp 5 lần Ấn Độ.

“Việt Nam đã thành công trong việc giới thiệu giống hồ tiêu có sản lượng cao đến từ Madagascar”, CP Krishnan giám đốc công ty môi giới hàng hóa Geojit Comtrade nói.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra đối với hạt điều. Ấn Độ từng là nước mua hạt điều thô từ Việt Nam để chế biến và tái xuất. Nhưng Việt Nam nhanh chóng đã lập nên các nhà máy chế biến hạt điều của riêng mình. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu tới 170.000 tấn hạt điều trong khi Ấn Độ chỉ xuất cỡ 110.000 tấn.

Năng suất cao cũng là cách giúp Việt Nam vượt qua Ấn Độ trên thị trường thủy sản. “Việt Nam đã đi vào thâm canh. Trong khi chúng ta xuất khẩu lượng thủy sản trị giá cỡ 3,5 tỉ USD thì họ đã vượt qua con số 5 tỉ USD”, Anwar Hashim, giám đốc điều hành công ty thủy sản Abad Fisheries nói.

Loại tôm Vannamei, hiện được coi là loại tôm ‘đẻ trứng vàng’ trên thị trường thế giới chính là ví dụ điển hình cho sự ‘hụt hơi của Ấn Độ trên đường đua. “Sản lượng tôm Vannamei của Việt Nam cỡ vào khoảng 75.000 tấn trong khi chúng ta chỉ có 30-40.000 tấn. Còn đối với cá basa, mà người tiêu dùng hay ăn fillet, Việt Nam có sản lượng cỡ 250 tấn/ha trong khi chúng ta có 20 tấn”, Hashim cho biết thêm.

Trong lĩnh vực cao su cũng vậy, vị trí nhà sản xuất cao su lớn thứ 4 thế giới của Ấn Độ đang bị Việt Nam đe dọa. Năm ngoái, sản lượng cao su của Việt Nam đạt 8,12 nghìn tấn với tốc độ tăng trưởng cỡ 8% và năm nay sẽ đạt 8,6 nghìn tấn (tăng trưởng 6%).

Để so sánh, sản lượng cao su của Ấn Độ vào khoảng 8,93 nghìn tấn vào năm 2011 (mức tăng trưởng là 4,9%) và năm nay dự kiến đạt 9,27 nghìn tấn (với mức tăng có 4%).

Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định hơn như vậy, Việt Nam có thể vượt qua Ấn Độ vào năm 2015, Jom Jacob, nhà kinh tế cao cấp thuộc Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su cho biết.

Ông nói thêm rằng “Họ đã nhân rộng các mô hình sản xuất năng suất cao và gần nửa trong số các trang trại cao su của nhà nước hiện đang hoạt động rất hiệu quả”.

Để giữ được vị trí có lợi, Ấn Độ cần hành động ngay bằng các chính sách cụ thể và đồng bộ. “Hiện Ấn Độ mới chú ý tới sản xuất trong khi chưa nghĩ tới marketing và hầu như chả có hành động gì để thúc đẩy thương mại. Cần chấm dứt cách nghĩ bộ phận nếu chúng ta thực sự muốn có sức cạnh tranh”, Joshi kết luận. 

Vương Tiến

The Economic Times