Vụ các doanh nghiệp nhập khẩu hàng phế liệu vi phạm luật bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp “chết” do không nắm vững luật
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Qua kiểm tra các lô hàng thép phế liệu nhập khẩu của 4 đơn vị ở TP. Hải Phòng gồm: Công ty Cổ phần Thép đình Vũ; Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát; Công ty TNHH Thép Teachmart (đã đổi tên là công ty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar); Công ty Cổ phần kim khí Hưng Yên và 2 đơn vị ở TP. HCM: Công ty TNHH Thương mại Anh Trang và Công ty cổ phần kim khí TP. HCM đã không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Luật Bảo vệ môi trường. Những phế liệu mà các doanh nghiệp trên nhập khẩu là vỏ lon, hộp, thùng… kim loại được ép thành khối, bánh có lẫn bộ lọc dầu đã qua sử dụng (là chất nguy hại mã số 15 01 02 và 15 02 02… Theo các chuyên gia về môi trường, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, các chất thải nguy hại này phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý riêng với chất thải thông thường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Ngày 17.1.2008, đại diện các cơ quan hữu quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Y tế, Hải quan, Cảnh sát môi trường, Hiệp hội Thép Việt Nam… đã có buổi họp bàn về vấn đề này. ý kiến các bộ, ngành đều có chung nhận xét, việc xử lý của cơ quan chức năng trong vụ việc này là đúng pháp luật. Đoàn kiểm tra liên ngành và doanh nghiệp đều thống nhất đánh giá phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu nhập khẩu theo quy định hiện hành. Đến nay, đã có 4/6 doanh nghiệp chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền. Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát đã tái xuất được 29 container. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa thực hiện việc tái xuất lô hàng phế liệu trên. Để giảm bớt thiệt hại về kinh tế, những doanh nghiệp này đang kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho phép áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xử lý, tiêu huỷ thép phế liệu nhập khẩu, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường. ông Phạm Chí Cường – Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Nhà nước cho phép giải phóng lô hàng 6685 tấn thép phế nói trên để bán cho các công ty luyện thép lò điện có đủ điều kiện xử lý (gang thép Thái Nguyên, Hoà Phát, Hưng Yên, Vạn Lợi, Đình Vũ..) để có nguyên liệu luyện kim, giúp doanh nghiệp nhập khẩu thoát khỏi tổn thất nặng nề dẫn đến phá sản”. Cuộc họp liên ngành kết thúc, thống nhất cách giải quyết vụ việc này theo 2 hướng: cho tái xuất, nếu không tái xuất được thì tiến hành tiêu huỷ đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Nguồn: Báo Đời sống và pháp luật