Xác định hiệu quả của GDP và thu – chi ngân sách
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nếu GDP là hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì thu – chi ngân sách là hiệu quả của hiệu quả.

“Chiếc bánh” GDP

Để hiểu rõ về hàm ý “hiệu quả”, cần khái quát về tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

GDP = C1 + V + M (C1 là giá trị tài sản cố định, giá trị được chuyển dần vào giá trị sản phẩm, thông qua khấu hao; V là chi phí tiền công, tiền lương; M là giá trị nhập thặng dư, bao gồm M1 là của doanh nghiệp và M2 là nộp ngân sách). Theo đó, GDP là giá trị tăng thêm và được coi là hiệu quả của nền kinh tế.

Với ý nghĩa này, GDP giống như “chiếc bánh” – một mặt phải to ra, một mặt phải hiệu quả. Để “to ra” thì tổng giá trị sản xuất phải lớn lên và quan trọng là chi phí nguyên nhiên vật liệu phải giảm xuống.

Muốn giá trị sản xuất (doanh thu) lớn lên, thì phải tăng lượng sản xuất, có thị trường tiêu thụ, bán được nhiều hàng. Muốn chi phí nguyên nhiên vật liệu giảm, thì phải có thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tốt, nhân công có tay nghề, phải có sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát…

Muốn hiệu quả, ngoài yếu tố về chi phí nguyên, nhiên, vật liệu…, cần quan tâm đến hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong nhiều năm ở mức khá thấp, với hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) lên đến trên dưới 6 lần, tức là để tăng 1 đồng GDP, phải đầu tư trên 6 đồng; năm 2020, ICOR còn lên đến 14,28 lần.

ICOR cao (tức hiệu quả đầu tư thấp) do nhiều yếu tố. Đó là, máy móc, thiết bị còn lạc hậu; tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có công nghệ cao chỉ chiếm 12,21%, trong khi số doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp chiếm tới 56,33%; tỷ trọng lớn máy móc, thiết bị nhập khẩu của cả nước không phải là công nghệ nguồn, thậm chí là loại thải loại ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước khác.

Thời gian khấu hao của Việt Nam thường là 10 năm, một số người lại muốn kéo dài thời gian hơn để tận dụng, trong khi chu kỳ thay đổi kỹ thuật hiện rất nhanh, cần khấu hao nhanh để có vốn đổi mới kỹ thuật…

Hiệu quả đầu tư thấp còn do đầu tư phân tán, dàn trải, mức độ lãng phí, thất thoát còn lớn… Để GDP hiệu quả, thì yếu tố V phải có năng suất lao động cao. Mấy năm qua, năng suất lao động tăng khá, nhưng vẫn thấp xa so với nhiều nước.

Hiệu quả của hiệu quả

Theo công thức GDP ở trên, thì M2 là một khoản quan trọng của GDP và được coi là hiệu quả của hiệu quả. Ở đây, hiệu quả của hiệu quả cần được xét trên 2 mặt.

Để GDP hiệu quả, thì yếu tố V phải có năng suất lao động cao. Mấy năm qua, năng suất lao động tăng khá, nhưng vẫn thấp xa so với nhiều nước.

Về thu ngân sách là tỷ lệ thu ngân sách/GDP. Tỷ lệ này năm 2005 là 25%, năm 2010 là 27,8%, năm 2019 là 25,7%, năm 2020 là 24%. Tỷ trọng thu trong nước trong tổng thu tăng lên và hiện đạt mức cao (năm 2005 là 52,5%, năm 2010 là 64,8%, năm 2015 là 75,6%, năm 2020 là 85,6%.

Tỷ lệ này cao thể hiện sự cố gắng trong công tác thu (mở rộng nguồn thu, hạn chế tình trạng trốn thuế, nợ đọng…) và sự hưởng ứng, chấp hành của người nộp thuế. Trong khi đó, tỷ lệ thấp, một mặt là có hàm ý là “khoan thư sức dân”, song tình trạng trốn thuế, nợ đọng vẫn còn lớn, thông qua việc hạch toán không đúng lợi nhuận, thông qua việc chuyển giá… để giảm lợi nhuận hoặc lỗ nhằm giảm hoặc không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Cùng một tỷ lệ, nếu “chiếc bánh” GDP to ra, thì số thu ngân sách tuyệt đối sẽ cao lên, do vậy, cái gốc lớn nhất phải là làm cho GDP to ra, phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đồng thời có tỷ lệ thu ngân sách/GDP hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu chi, vừa “khoan thư sức dân”.

Về chi ngân sách, có một số vấn đề đáng lưu ý.

Một là, đáp ứng nhu cầu chi theo mục tiêu đề ra.

Hai là, chi tiết kiệm, đúng chế độ, tránh lãng phí, thất thoát.

Ba là, chi đầu tư; chi cho xã hội để hỗ trợ, nhất là những người yếu thế, gặp rủi ro, không để ai bị tụt lại phía sau. Đáng lưu ý là chi để “nuôi dưỡng nguồn thu”.