Xuất khẩu áp lực giảm giá
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Sự tăng trưởng của hầu hết các nhóm hàng đã góp phần đưa kim ngạch XK trong 3 tháng đầu năm lên mức 33,35 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mức tăng này lại thấp hơn so với kế hoạch, cùng sự giảm giá của không ít các mặt hàng XK chủ lực đã khiến cho trị giá XK chung suy giảm.Hàng chủ lực giảm giáNông, lâm, thuỷ sản và khoáng sản là 2 ngành hàng chủ lực có mức giảm giá XK mạnh nhất trong các tháng vừa qua. Không chỉ lượng của một số mặt hàng chè các loại, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su giảm từ 10% đến hơn 19%, mà giá bình quân XK của nhiều hàng cà phê, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn cũng giảm mạnh, trong đó cao su giảm mạnh nhất với 24,8%, còn lại những mặt hàng khác giá chỉ tăng nhẹ từ 2 – 3%. Mức suy giảm cả về lượng và giá của nhiều mặt hàng đã khiến cho kim ngạch XK của ngành hàng nông, lâm, thuỷ sản chỉ tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương 318 triệu USD.Với nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, ngoại trừ giá xăng dầu tăng nhẹ 0,9%, còn lại giá bình quân XK của tất cả các mặt hàng trong nhóm đều giảm. Bộ Công Thương đánh giá, thậm chí có những mặt hàng giá XK giảm sâu, như: quặng và khoáng sản khác giảm 66,3%; than đá giảm 26,9% đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm giảm 9% so với cùng kỳ năm 2013 khi chỉ đạt 2,3 tỷ USD. Theo ông Nguyễn Tiến Vị – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), XK quý I không được lợi về giá, khi giá bình quân của hầu hết mặt hàng nhóm nông sản, khoáng sản giảm, thậm chí có mặt hàng giảm mạnh so với cùng kỳ.”Do giá XK giảm đã làm kim ngạch XK của nhóm hàng nông sản giảm khoảng 160 triệu USD. 2 mặt hàng nhiên liệu và khoáng sản do giá XK giảm đã làm giảm 157 triệu USD. Như vậy, tính chung kim ngạch XK của nhóm mặt hàng nông sản và khoáng sản đã làm giảm khoảng 390 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm của các nhóm hàng này cho thấy chúng ta vẫn lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thị trường và còn nhiều hạn chế trong khâu gia tăng sản lượng”, ông Vị đánh giá.

Ông Nguyễn Phương Đông – Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp.HCM, cũng cho biết, mặc dù các DN XK đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường để nâng cao kim ngạch XK, song hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn. Mặc dù tăng trưởng đã có dấu hiệu phục hồi qua từng tháng, song đại diện của Sở Công Thương Tp.HCM cho biết, tính chung quý I, kim ngạch XK của TP vẫn giảm 7% so với cùng kỳ: “Bên cạnh một số mặt hàng có trị giá XK cao như dầu thô giảm, thì kim ngạch XK giảm là do giá nhiều mặt hàng chủ lực như nông sản giảm, lại thêm ảnh hưởng của thời tiết và nguồn cung giảm, nên đã ảnh hưởng đến kim ngạch chung”.Trong bối cảnh các DN XK của nhiều ngành hàng chủ lực đang gặp áp lực lớn do giá giảm, thì một số chính sách quản lý mới được ban hành lại càng khiến DN thêm khó khăn trong việc đảm bảo doanh thu và lợi nhuận. Ông Huỳnh Văn Giành – Giám đốc Sở Công Thương Kiên Giang, cho biết gần đây, giá lúa và thuỷ sản – vốn là hai mặt hàng XK chính sụt giá thê thảm.Chính sách vẫn làm khóĐơn cử như tôm thẻ chân trắng 100 con/kg, trước đây có giá 130.000 đồng, tôm loại 50 con/kg có giá 200.000 đồng, nhưng giờ giá giảm xuống tương ứng còn 90.000 đồng và 150.000 đồng, khiến cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Giành, nguyên nhân của tình trạng trên là do chính sách “siết” thương lái Trung Quốc thu mua tôm, khiến cho thị trường “đóng băng”, lại thêm thông tin Mỹ áp thuế chống bán phá giá, nên giá tôm càng giảm mạnh.”Việc quản chặt hoạt động thu mua nông, thuỷ sản của thương lái Trung Quốc là rất cần thiết để lành mạnh thị trường. Nhưng ngược lại, nếu cách quản lý theo kiểu quản không được thì cấm như thời gian vừa qua lại khiến cho giá của nhiều mặt hàng giảm mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của DN. Trung Quốc là thị trường rộng lớn, có tiềm năng tiêu thụ hàng nông, thuỷ sản, nên cần tính toán để đẩy mạnh XK, cho phép đẩy mạnh bán ra thị trường này, kể cả đường chính ngạch và tiểu ngạch. Vấn đề là chính sách quản lý làm sao phù hợp và minh bạch, sát với tình hình thị trường, vì thực tế có chuyện DN lợi dụng văn bản cấm đoán để ép giá người nông dân”, ông Giành nói.Còn theo ông Trần Minh Toại – Phó Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ, nhiều DN XK đang gặp khó khăn trong việc nắm thông tin các thị trường để có chiến lược XK hợp lý. Mặc dù hiện Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan đã xây dựng các trang thông tin về xuất nhập khẩu để DN tham khảo, cập nhật tình hình, song theo đánh giá, thì những nội dung thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của DN. Do đó, nhiều DN “mù” thông tin về thị trường đầu ra XK, khi chưa biết thị trường nào thuận lợi và thị trường nào khó khăn, đặc biệt với những mặt hàng XK đặc thù mà Việt Nam có thế mạnh.”Cần có trang thông tin tương đối nhạy bén, với các nội dung, chuyên mục riêng cho từng ngành hàng, đặc biệt với các sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam như hàng nông sản, lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, điều… cập nhật các vấn đề liên quan như thị trường nào đang có nhu cầu nhập khẩu, lưu ý về thuận lợi và khó khăn của thị trường. Thực tế hiện nay cho thấy, việc cập nhật thông tin của các bộ, ngành còn rất chậm”, ông Toại đánh giá.

————————–

Cung cấp thông tin thị trường kịp thời, chính xácÔng Lê Dương Quang – Thứ trưởng Bộ Công Thương————————————Bên cạnh việc các DN và hiệp hội cần chủ động tìm kiếm nhiều nguồn thông tin khác nhau, thì các cơ quan liên quan cần đặc biệt quan tâm đến việc tháo gỡ kịp thời khó khăn cho DN, đặc biệt là cung cấp thông tin thường xuyên kịp thời, đảm bảo tính chính xác để DN nắm bắt. Nhất là các Thương vụ tại nước ngoài, cần theo dõi chặt chẽ tình hình để có thông tin thị trường nước ngoài theo yêu cầu của DN trong nước, với các lĩnh vực, các ngành, sản phẩm đang có nhu cầu thì cần phải tập trung cao để tìm hiểu thông tin, xúc tiến thương mại.Trước tình hình giá các mặt hàng nông, thuỷ sản sụt giảm thê thảm theo phản ánh của các sở, ngành, đề nghị các đơn vị trong Bộ và các cơ quan liên quan có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT, các hiệp hội để đưa ra các giải pháp phù hợp và xử lý vấn đề linh hoạt, nếu không sẽ rất khó khăn trong tình hình XK hiện nay, ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa.

Tăng cường thông tin cho doanh nghiệpBà Phan Thị Diệu Hà – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu————————————Thực tế, tình hình cập nhật thông tin của các DN đã thành thạo khi quý I, các DN đã tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do thông qua việc cấp C/O, làm tăng 26% giá trị XK, cao hơn XK bình quân là 15%.Hiện nay, Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp đang là đơn vị được giao về vấn đề này. Các DN, hiệp hội có thể truy cập trên các trang mạng vinanet.com.vn, với các chính sách, thị trường hàng XK và nhập khẩu được cập nhật hàng tháng, hàng tuần cho từng mặt hàng, thị trường cụ thể. Ngoài ra, trang mạng của Bộ về thị trường nước ngoài là vietnamexport.com cũng cung cấp các thông tin về hàng hóa XK, cơ hội giao thương, biểu thuế xuất nhập khẩu… Chúng tôi cũng đề nghị các trung tâm này tăng cường thêm thông tin cho các cơ sở.

Hỗ trợ tập huấn cho DN về kinh nghiệm XKÔng Phan Văn Kha – Giám đốc Sở Công Thương Tp.Đà Nẵng————————————Tình hình cộng đồng DN khu vực miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng nắm bắt về thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như xuất nhập khẩu còn rất lờ mờ. Do đó, Bộ Công Thương cần quan tâm, hỗ trợ thêm cho địa phương và DN, tổ chức tập huấn các lớp tập huấn nâng cao năng lực, trình độ, đặc biệt tiếp cận sâu hơn với những thuận lợi cũng như khó khăn thách thức với từng ngành hàng XK khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Hiện, DN đang rất quan tâm và cần những thông tin này.

Cẩm AnNguồn: http://thoibaokinhdoanh.vn/441/news-detail/1339871/dien-dan/xuat-khau-ap-luc-giam-gia.html