Xuất khẩu cá tra sang Mỹ chững lại
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 XK cá tra sang Mỹ đã sụt giảm trong 4 tháng liên tiếp trở lại đây. Do vậy, tăng trưởng XK cá tra sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay chỉ đạt 2,2% với giá trị 289,03 triệu USD.

Không chỉ NK cá tra Việt Nam vào Mỹ tăng trưởng thấp mà NK thủy sản chung vào nước này cũng tăng trưởng không cao. Theo Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), NK thủy sản vào nước này 8 tháng đầu năm nay, đạt gần 11,6 tỷ USD, tăng 2% so với 11,4 tỷ USD của cùng kỳ năm 2012. 

Trong đó, NK cá rô phi vào Mỹ giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2012. NK mặt hàng này vào Mỹ đạt khối lượng 633.766 tấn, giảm 4,8% so với 659.116 tấn của 8 tháng đầu năm 2012, chủ yếu do giảm NK cá rô phi đông lạnh từ Trung Quốc mặc dù NK philê cá rô phi tươi tăng 47,2%. Giá trị NK cá rô phi giảm 6,4% từ 152 triệu USD năm 2012 xuống 142 triệu USD năm 2013.

Tuy nhiên, giá philê cá rô phi đông lạnh các cỡ lại có xu hướng tăng từ đầu năm đến nay và tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi phile cá tra đông lạnh và cá da trơn NK lại không có xu hướng gia tăng, thậm chí còn sụt giảm so với cùng kỳ năm 2012. 

Sản phẩm philê cá tra đông lạnh cỡ 5 – 7 oz trên thị trường Mỹ từ tháng 7 đến tháng 11/2013 có giá 1,7 USD/pao, thấp hơn so với mức giá 1,8 USD/pao của các tháng trước đó. Tuy nhiên, giá phile cá da trơn đông lạnh nội địa lại có xu hướng tăng kể từ tháng 9 đến nay. Theo đó, sản phẩm phile cá da trơn đông lạnh nội địa cỡ 5 – 7 oz có giá 3,725 USD/pao trong tháng 9 và tăng lên 3,9 USD/pao trong tháng 10 và 11.

Theo nhận định của DN giá cá da trơn nội địa tại Mỹ tăng là do nguồn cung của sản phẩm này không còn nhiều trong khi nguồn cung cá tra tại thị trường Mỹ hiện đang dồi dào, tiêu thụ chậm, giá không tăng. 

Thêm vào đó, người tiêu dùng Mỹ lo ngại các sản phẩm thủy sản không được kiểm tra do chính phủ Mỹ đóng cửa nên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Mỹ sẽ không thực hiện các cuộc kiểm tra bắt buộc đối với hàng thủy sản trong thời gian này, điều này đã khiến người tiêu dùng lo ngại rằng các mặt hàng thủy sản mà họ tiêu dùng không được đảm bảo. 

Mặt khác, trong tháng 9 vừa qua, các nhà hàng ở Mỹ hoạt động kém hiệu quả khi người tiêu dùng giảm chi tiêu do lo ngại việc chính phủ Mỹ đóng cửa. Các chủ nhà hàng hy vọng doanh số sẽ được cải thiện trong 6 tháng tới khi diễn ra các kỳ nghỉ lễ. Trong thời gian đó, khối lượng cá tra dự trữ tại Mỹ sẽ được tiêu thụ vơi dần và hy vọng cá tra XK sẽ tăng trưởng trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm nay Mỹ vẫn là thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam nhưng có thể trong thống kê tháng 10 và 10 tháng đầu năm EU sẽ soán ngôi vị này của Mỹ vì XK cá tra Việt Nam sang thị trường này đang có xu hướng tăng trong khi Mỹ lại sụt giảm. 

Theo Vasep