Xuất khẩu thuỷ sản, gạo ít được lợi
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, do vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tỷ giá tăng cũng đồng nghĩa làm tăng chi phí đầu vào, nên hiệu quả mang lại không cao.

Ví dụ như mặt hàng cá tra. Trung bình mỗi năm Việt Nam nuôi được khoảng 1,3 – 1,5 triệu tấn, mang về 1,3 – 1,5 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu. Theo tính toán của doanh nghiệp căn cứ trên năng suất nuôi, giá thức ăn… để mang về được chừng ấy tỉ USD, thì chúng ta phải chi ra tới 1,05 tỉ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn nuôi cá.

Ông Nguyễn Văn Ký, tổng giám đốc Agifish An Giang cũng khẳng định: “Chưa thể khẳng định doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản được hưởng lợi như thế nào từ chính sách tăng tỷ giá lần này. Bởi vì, theo thường lệ, cứ mỗi lần tỷ giá nhích lên, thì nguyên phụ liệu nhập khẩu như bao bì, thức ăn, thuốc thú y… cũng tăng theo, làm đội giá thành nguyên liệu, dẫn đến tăng chi phí đầu vào sản phẩm xuất khẩu”.

“Giá cá tra hôm nay dao động ở mức 16.000 đồng/kg, tín hiệu thị trường cho thấy giá sẽ nhích lên trong nay mai. Một số nhà cung cấp bao bì cũng đã thông báo tăng giá” – ông Ký cho hay. Trong khi đó, theo ông, do nhu cầu nhập khẩu ít, giá philê cá tra không tăng mà đang có xu hướng giảm nên tỷ giá thay đổi có khi lại gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Còn ông Phạm Văn Bảy, phó chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thì nói, việc tăng thêm 400 đồng mỗi đôla thu được từ hoạt động xuất khẩu gạo sẽ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, nếu năm nay doanh nghiệp xuất khoảng 6,5 triệu tấn, trừ đi khoảng 4 triệu tấn đã xuất trong bảy tháng (thu về 1,73 tỉ USD), thì lượng gạo còn lại chưa giao vẫn còn tới 2,5 triệu tấn. Nếu lấy giá xuất khẩu trung bình 400 USD/tấn, thì với sản lượng gạo chưa giao, doanh nghiệp vẫn còn thu về khoảng 1 tỉ USD. Như vậy, tỷ giá tăng từ 19.100 đồng lên 19.500 đồng/USD mang về thêm cho doanh nghiệp 400 tỉ đồng, tương đương hơn 20 triệu USD. Tuy nhiên, do trước đó có nhiều doanh nghiệp ký giá thấp, thời điểm này phải giao hàng thì lúa gạo nội địa tăng nên họ bị lỗ. Do đó, việc thay đổi tỷ giá chỉ giúp họ giảm lỗ chứ không đưa đến lợi nhuận. Còn nếu nhìn sâu hơn, do sản xuất lúa vẫn phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu, mỗi năm khoảng 1 tỉ USD, cộng thêm 500 triệu thuốc trừ sâu thì tỷ giá tăng cũng khiến giá thành lúa tăng chứ không lợi nhiều.

Không đủ gạo giao, nhiều doanh nghiệp bị hãng tàu phạt

Chiều 19.8, một nguồn tin từ VFA cho hay, vừa qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị hãng tàu phạt do không có đủ lượng gạo giao cho khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp ký hợp đồng vào lúc giá lúa gạo nội địa còn ở mức thấp, đến khi tàu vào bốc gạo thì giá lại tăng mạnh nên khó mua, tiến độ giao hàng bị chậm.

Giá gạo nguyên liệu tăng thêm khoảng 100 đồng/kg so với tuần trước, 6.300 – 6.400 đồng/kg loại tốt, gạo thường từ 6.100 – 6.200 đồng/kg. Nếu cộng cả chi phí lau bóng, bao bì, vận chuyển…

thì giá thành gạo tại mạn tàu đã là 400 USD/tấn loại 5% tấm, 350 USD/tấn loại 25% tấm. Trong khi nhiều hợp đồng ký tháng 5, 6 và 7 chỉ có 320 – 350 USD/tấn và 280 – 300 USD/tấn đối với loại 5% và 25% tấm.

Đặng Hoàng

Theo Hoàng Bảy
Sài Gòn Tiếp thị