Xuất, nhập khẩu hàng dệt may quý I tăng nhanh – tiền đề cho quý II bứt phá
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng liên tiếp trong những năm gần đây sau khi các hiệp định thương mại song phương BTA được ký kết và các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU gặp khó khăn nên các doanh nghiệp nước ta đó chuyển hướng sang các thị trường có tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, do Hàn Quốc đó thay đổi cơ cầu ngành dệt may, tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp nên phân khúc thị trường trung cấp mở ra, tạo điều kiện thuận lợi để hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này.

Trong quý I/2012, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tiếp tục tăng trưởng khá, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 270 triệu USD. Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang Hàn Quốc trong năm 2012 ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng trên 60% so với năm 2011.

Cơ sở của nhận định này là:

– Quan hệ thương mại song phương Việt – Hàn Quốc được nâng lên tầm cao mới. Việt và Hàn Quốc là các quốc gia châu Á nhanh chóng vượt qua khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Năm 2012, với triển vọng Hiệp định tự do thương mại (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc được thông qua, các hàng rào ngăn cản đối với hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng sẽ được dỡ bỏ đáng kể.

– Công nghiệp thời trang Hàn Quốc nhanh chóng vượt qua khủng hoảng: Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may Hàn Quốc trong những năm qua vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ với sự phát triển của cả các hãng thời trang trong và ngoài nước. Từ đó, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ và đem lại nhiều chủng loại hàng dệt may phong phú trên thị trường.

­- Các mô hình phân phối mới của thị trường bán lẻ Hàn Quốc đứng trước triển vọng tăng tưởng mạnh mẽ. Các kênh phân phối mới, như thương mại điện tử, bán hàng trực tiếp tại nhà thông qua các kênh TV, các khu cửa hàng thời trang và các cửa hàng giảm giá, cách đây 10 năm chưa xuất hiện trên thị trường, thì bây giờ đó được phát triển mạnh mẽ hướng tới nhiều nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.

Với mức tăng trưởng khoảng 5%/năm trong giai đoạn từ 2009-2011, doanh thu năm 2011 của ngành hàng dệt may tại Hàn Quốc đạt trên 26 tỷ USD. Các kênh phân phối mới này hiện nay chiếm khoảng hơn một nửa doanh số bán hàng dệt may tại Hàn Quốc. Người ta kỳ vọng rằng những hình thức marketing mới này sẽ ngày càng trở thành các kênh phân phối quan trọng trong tương lai gần do các công ty Hàn Quốc cũng đang cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về việc có nhiều lựa chọn hình thức mua hàng khác nhau.

– Hàn Quốc đang trên đường trở thành “Trung tâm thời trang” với thương hiệu mạnh của khu vực. Cũng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các kênh phân phối, khách hàng Hàn Quốc ngày càng cú nhiều lựa chọn. Đặc biệt, nhiều công ty Hàn Quốc sẽ cung cấp cả các mặt hàng thời trang sản xuất trong nước và nước ngoài. Theo báo cáo của Thời báo Kinh tế Seoul (Seoul Economic Daily) hồi tháng 9 năm nay, Hàn Quốc được biết đến là một trong những thị trường hàng thời trang nhạy cảm và đặc biệt nhất trên thế giới. Đây cũng là thị trường mà rất nhiều hãng thời trang toàn cầu chọn làm thị trường thử nghiệm trước khi họ đưa các sản phẩm mới đến với khách hàng tại những thị trường khác trên thế giới.

Như vậy, triển vọng xuất khẩu các chủng loại mặt hàng dệt may của nước ta sang thị trường Hàn Quốc là rất lớn, đặc biệt là ở nhóm mặt hàng quần áo trẻ em, đồ thể thao…. Trong những tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Hàn Quốc tăng cao ở hầu hết các chủng loại mặt hàng chính. Cụ thể là, áo Jacket tăng 60%; vải tăng 77%; quần tăng 35%; áo thun tăng 90%; quần áo Vest tăng 172%; áo sơ mi tăng 64%; quần áo trẻ em tăng 40%; quần short tăng 41%; khăn lông tăng 230%… Do đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt được cơ hội và tận dụng những lợi thế của mình để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc.

Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc

Chủng loại

Năm 2012

Năm 2011

2012/2011 (%)

áo Jacket

72.496.279

45.988.197

57,64

Vải

29.823.315

16.896.893

76,50

Quần

24.631.381

18.207.215

35,28

áo thun

14.203.048

7.461.294

90,36

Quần áo Vest

4.194.983

1.542.063

172,04

Găng tay

3.761.956

5.169.811

-27,23

áo sơ mi

3.424.484

2.081.169

64,55

áo

2.380.731

1.864.552

27,68

Khăn bông

2.364.310

4.147.955

-43,00

Quần áo trẻ em

2.246.768

1.605.030

39,98

Quần Short

1.761.864

1.247.649

41,21

áo len

1.679.363

1.509.001

11,29

Khăn lông

1.593.521

66.344

2301,91

Váy

1.434.201

686.137

109,03

Đồ lót

821.178

553.186

48,45

áo Ghilê

815.140

425.346

91,64

Quần áo các loại

704.897

754.941

-6,63

Lưới

591.446

áo HQ

577.037

428.982

34,51

PL may

576.584

921.868

-37,45

Quần Jean

520.020

250.920

107,25

Hàng may mặc

489.960

1.418.649

-65,46

Quần áo mưa

342.834

áo gió

232.770

176.743

31,70

Quần áo BHLD

206.263

98.736

108,90

Quần áo bơi

192.318

áo y tế

185.377

149.627

23,89

Bít tất

125.173

269.335

-53,52

Tạp dề

44.535

22.562

97,39

Khăn bàn

10.183

Quần áo ngủ

6.560

4.129

58,88

áo nỉ

3.694

21.731

-83,00

Khăn

1.875

183.688

-98,98

Một số điểm cần lưu ý trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc.

+ Sự chuyển dịch trong xu hướng tiêu dùng

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 15 trên thế giới. Kinh tế Hàn Quốc đạt khoảng gần 1 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người khoảng 19.000 USD. Không kể Nhật Bản, Hàn Quốc là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các nước Châu Á với khoảng hơn 48 triệu dân.

Thị phần ngành hàng dệt may Hàn Quốc năm 2009 (Tỷ giá USD/WON: 1.200)

Stt

Chủng loại

Trị giá (tỷ USD)

Tỷ trọng

1

Quần áo phụ nữ

5,08

21,0%

2

Phụ kiện thời trang

3,17

13,1%

3

Quần áo thông thường

3,08

12,7%

4

Quần áo nam giới

2,92

12,1%

5

Quần áo thể thao

2,5

10,3%

6

Hàng xa xỉ

1,67

6,9%

7

Quần áo mặc ngoài đường

1,42

5,9%

8

Quần áo trẻ em

1,33

5,5%

9

Nội y

1,08

4,5%

10

Quần áo chơi gôn

1,08

4,5%

11

Hàng thời trang

0,83

3,4%

Trong năm 2010, thị trường thời trang Hàn Quốc ước đạt doanh thu 25 tỷ USD, tăng khoảng 5% so với năm 2009. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 2008, 2009 nhưng thị trường hàng dệt may Hàn Quốc vẫn đứng vững do nhiều công ty Hàn Quốc đó nhanh chúng thích nghi với các thách thức mới bằng việc giảm đầu tư, giảm quy mô sản xuất và giảm quy mô các cửa hàng không sinh lợi nhuận. Các công ty tập trung vào những hình thức bán hàng vẫn hoạt động hiệu quả.

Các chuyên gia ngành hàng dệt may Hàn Quốc cho rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2010 không cao nhưng việc ngành vẫn tăng trưởng cho thấy các công ty thời trang Hàn Quốc đó vượt qua được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới. Và động lực tăng trưởng trong giai đoạn tới sẽ là các ngành hàng quần áo thể thao, quần áo thông thường và nội y, quần áo trẻ em. Ngược lại, các mặt hàng quần áo cho nam giới sẽ không tăng trưởng nhiều.

+ Một số mặt hàng triển vọng

Các nhóm hàng hiệu cao cấp: Người Hàn Quốc rất quan tâm đến thương hiệu. Cho dù đó là các thương hiệu cao cấp hay chỉ là trang phục thông thường của Mỹ, người tiêu dùng nước này vẫn đặc biệt quan tâm đến các thương hiệu thời trang toàn cầu.

Đặc biệt, người Hàn Quốc bị ảnh hưởng rất nhiều từ những trang phục mà các ngôi sao Hàn Quốc và Hollywood mặc. Vì thế, các sản phẩm thời trang cao cấp không bao giờ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trên thị trường Hàn Quốc. Thậm chí, doanh số bán hàng các nhãn hiệu cao cấp như Louis Vuitton và mỹ phẩm Estee Lauder đó đạt mức cao nhất so với từ trước đến nay. Trong suốt thời kỳ kinh tế đi xuống, những thương hiệu cao cấp “hạng hai” như Marc của Marc Jacobs đó trở nên phổ biến rộng rãi.

Cũng theo Fashionbiz, tạp chí World Street Journal đó trích dẫn báo cáo của công ty McKinsey & Company cho rằng Hàn Quốc đó nổi lên như một thánh địa cho các sản phẩm thời trang cao cấp. Mặc dù thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng người tiêu dùng Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn tiêu dùng nhiều cho các mặt hàng xa xỉ. Lý do là vì người Hàn Quốc có thói quen mua đồ xa xỉ và quan niệm của họ về các nhãn hiệu hàng xa xỉ còn khác biệt so với các nước khác.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là một thị trường đồng nhất, người tiêu dùng rất lo sợ mình là người không theo kịp xu hướng thị trường. Gần đây, do sự giảm giá của đồng tiền won, nhiều người tiêu dùng Nhật Bản và Trung Quốc đổ xô sang Hàn Quốc mua sắm.

McKinsey & Company cho rằng mặc dù tiềm năng tăng trưởng của thị trường đồ cao cấp tại Hàn Quốc cao nhưng Hàn Quốc chỉ chiếm 4% thị phần thế giới vì các kênh bán lẻ hàng xa xỉ của Hàn Quốc chỉ giới hạn trong các trung tâm mua sắm và các cửa hàng miễn thuế.

Tuy nhiên, con số này trong vài năm tới có thể sẽ tăng lên do nhiều công ty bán lẻ của Hàn Quốc đang tính đến việc kinh doanh các mặt hàng thời trang cao cấp trong tương lai gần. Các công ty bán lẻ trên thị trường này bao gồm CJO Shopping Channel, Trung tâm mua sắm NC, chuỗi siêu thị giá rẻ Home plus và công ty bán lẻ Lvenue. Tất cả các công ty bán lẻ này đều cho biết họ nhập hàng thời trang cao cấp từ công ty Cometa s.r.l của Italia.

Hàng thời trang cao cấp hạ giá: Nhập khẩu song song các mặt hàng thời trang đã trở nên rất phổ biến đối với giới trẻ trong độ tuổi từ thanh thiếu niên đến 30 tuổi.

Đây là những người thường xuyên tiếp cận với Internet nên dễ nắm bắt các thông tin mới và hầu hết các mặt hàng này được bán qua Internet. Tuy nhiên, do số lượng người Hàn Quốc đi du lịch các nước phương tây ngày càng tăng, nhiều người tiêu dùng trở nên quen thuộc với các khu bán hàng thời trang cao cấp hạ giá (outlet).

Đây chính là nguyên nhân khiến cho các khu thời trang kiểu này được mở ra ngày càng nhiều ở Hàn Quốc. Đầu tiên là khu và bây giờ là các khu NC Department Store (trung tâm mua sắm NC), Mario Outlet, W Outlet, High Brand và nhiều khu khác. Số lượng các outlet tăng lên cũng làm cho các mặt hàng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Do đó, người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn về sản phẩm với giá trị cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, số lượng các công ty tham gia nhập khẩu song song mặt hàng thời trang (từ các nhón hàng cao cấp đến các mặt hàng quần áo thông thường của Mỹ) cũng tăng lên.

Một vài nhãn hiệu được yêu thích nhất trên thị trường này là đồ lót Calvin Klein, quần áo Polo, Abercrombie & Fitch, Old Navy, Tommy Hilfiger và the North Face. Ngoài ra, nhà nhập khẩu Hàn Quốc thường yêu cầu các kiện hàng quy mô nhỏ hơn và hóa đơn chứng từ gốc của hàng hóa.

Đồ thể thao: Người Hàn Quốc luôn đặc biệt quan tâm đến các mặt hàng quần áo thể thao dành cho leo núi, bóng đá và đánh gôn.

Ngày nay, người dân Hàn Quốc chỉ làm việc năm ngày/ tuần nên càng có nhiều thời gian thư giãn dành cho các hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời như đi bộ, đạp xe, trượt tuyết, trượt patanh, bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu tăng cường sức khỏe, các môn thể thao dưới nước, tennis…

Với sự đa dạng của các môn thể thao, nhu cầu đối với quần áo thể thao cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, mặt hàng này cần đáp ứng được yêu cầu dễ thích nghi với nhiều loại thời tiết và hoạt động thể thao khác nhau.

Hiện người tiêu dùng Hàn Quốc đang chuyển sở thích từ những bộ quần áo thể thao ngoài trời sang các loại quần áo ôm khít cơ thể để có thể sử dụng hàng ngày. Thị trường đồ quần áo thể thao chiếm tới 10% thị phần ngành hàng thời trang, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 10%.

Một vài nhãn hiệu lớn đó có mặt trên thị trường Hàn Quốc như Adidas, Nike, Puma, Fila, The North Face, Columbia, Bean Pole, Jack Nicklaus và Burton. Một số công ty trong số này đó hợp tác với các nhà thiết kế hàng đầu của Châu Âu và Mỹ nhằm đưa ra các dòng quần áo thời trang cao cấp, nhằm tạo ra xu hướng mới trên toàn cầu, hướng người tiêu dùng đến các sản phẩm quần áo thời trang cao cấp.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, một số công ty thời trang Hàn Quốc đang nhanh chóng tham gia thị trường tiềm năng này. Xu hướng các công ty của Hàn Quốc tham gia phân phối các nhãn hiệu đồ thể thao nổi tiếng của Italia, Mỹ…ngày càng nhiều, như Fila, giày ngoài trời Keen của Mỹ…

Để có thể thành công ở thị trường này, yếu tố quyết định là nhãn hiệu toàn cầu, có nhiều tính năng, thiết kế thời trang, đa dạng và giá cả hợp lý.

+ Đặc điểm mới trong tiêu dùng theo từng lứa tuổi

Người tiêu dùng Hàn Quốc ở lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến 30 tuổi đang ngày càng trở nên đa dạng. Do Hàn Quốc là một trong những nước mở cửa nhất trên thế giới, người tiêu dùng nước này có thể dễ dàng tiếp cận và chấp nhận những mặt hàng thời trang chưa từng có mặt trên thị trường.

Nếu như người tiêu dùng truyền thống của Hàn Quốc quen đánh giá các nhãn hiệu thời trang thông qua việc so sánh đó là nhãn hiệu sản xuất trong nước hay nhập khẩu, thì ngày nay, người tiêu dùng ở lứa tuổi thanh thiếu niên đến 30 tuổi cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau. Nổi bật trong số đó bao gồm sự vừa vặn, giá cả và tính thời trang.

Các nhãn hiệu SPA (Specialty Retailer of Private Label Apparel – nhà bán lẻ đặc biệt của những hóng thời trang nhãn hiệu cá nhân) cũng góp phần vào việc hình thành xu thế cho người tiêu dùng. Với việc ra đời của các nhãn hiệu SPA tại Hàn Quốc, thời trang bắt đầu có tính mùa vụ hơn. Các mặt hàng thời trang thường được bày bán trong một mùa và hết mùa sẽ được bán giảm giá.

Với các mặt hàng thời trang hết mùa và được bán hạ giá, người tiêu dùng Hàn Quốc thường ưu tiên mua qua các kênh bán lẻ hơn là mua tại các trung tâm mua sắm lớn.

Ngày nay, các kênh bán lẻ này xuất hiện ngày càng nhiều ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như các cửa hàng bán hàng trực tuyến, hệ thống bán hàng tại nhà thông qua các kênh TV, các cửa hàng giảm giá và các cửa hàng thời trang tư nhân.

Người tiêu dùng truyền thống, những người ở độ tuổi 40 trở lên và có thu nhập ổn định, có thói quen mua hàng ở các trung tâm mua sắm lớn. Họ cho rằng, mua sắm tại các trung tâm này tiện lợi hơn mua hàng trực tuyến hay mua hàng qua các kênh mua bán trên TV.

Quý khách có nhu cầu xem chi tiết xin liên hệ với:

Ms:Hong Dung

ADVERTISING DEPARTMENT

ONLINE NEWSPAPER – http://www.tinthuongmai.vn
76 Nguyen Truong To – Ba Dinh – Ha Noi – Viet Nam
Tel:  + 84 4 37150522
Fax: + 84 4 37150829
Mobile: 0947.906.869
Email: hongdungbta@gmail.com