47.000 doanh nghiệp ra đời nhưng không hoạt động
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

“Điều này chưa từng xảy ra trong 20 năm qua, cho thấy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn” – ông Trung nói.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 khoảng 167.000 tỉ đồng, tăng 1,55% so với tháng trước. Tính chung mười tháng đầu năm, con số này là 1.561.000 tỉ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Theo ông Nguyễn Văn Tứ – phó giám đốc Sở Kế hoạch – đầu tư Hà Nội, mức tăng này chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM, chứng tỏ sức “chịu đựng” trong cơn suy thoái của người dân còn rất cao và đây cũng là một trong nhiều động lực giúp kích thích sản xuất.

Chỉ số sản xuất công nghiệp nói chung trong 10 tháng đã tăng 7% so với cùng kỳ 2010, trong đó ngành công nghiệp chế biến tăng 10,2%; công nghiệp sản xuất – phân phối điện, gas và nước tăng 9,4%. Giá trị sản xuất trong các ngành than đá, vải dệt, thủy hải sản, sữa bột, đường kính, bia, thuốc lá, quần áo may sẵn… đều tăng so với cùng kỳ 2010.

* Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2011 do Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố cho thấy số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TP tính đến ngày 31-12-2010 vẫn tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này chủ yếu rơi vào khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Theo đó, toàn TP có 96.206 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 18.138 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Hai ngành thương mại và khách sạn – nhà hàng có mức tăng trưởng số lượng ấn tượng nhất với 42.247 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng trên 7.940 doanh nghiệp, chiếm 43,8% trong tổng số doanh nghiệp tăng thêm trong năm 2010.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ  điện tử