Cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai: Cũ… nhưng vẫn "nóng"
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nhiều bức xúc

Góp ý tại hội nghị, đại diện Hiệp hội nhà thầu Xây dựng tỉnh Nam Định cho biết, Nghị định số 38/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng về cơ bản đã giúp hoạt động xây dựng phát triển, giúp môi trường sản xuất kinh doanh và đời sống việc làm của người dân có nhiều cải thiện. Tuy nhiên đại diện này cho rằng Nghị định trên vẫn chưa tác động nhiều đến các DN xây dựng bởi: “Nhiều DN xây dựng vẫn lo lắng khi có được công trình, hợp đồng đã khó, nhưng để làm thủ tục thanh toán, quyết toán thì còn khó khăn hơn”.

Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Hữu Đoan – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương nêu thực trạng, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp tỉnh Hải Dương không thể lấy đất để mở rộng phát triển kinh doanh bởi vướng mắc về những quy định liên quan đến việc thỏa thuận giá đền bù đất cho dân. “Địa phương nào mà chính quyền ổn định, đoàn kết và cách làm hợp lý thấu đáo thì việc thu hồi đất tương đối dễ dàng, còn ngược lại thì việc thu hồi là vô cùng khó khăn” – ông nói.

Thực tế, quy định đền bù đất ở đô thị và nông thôn cực kỳ chênh lệnh, nếu không đồng ý với giá đền bù, người dân phản đối không cho doanh nghiệp giải phóng mặt bằng… Và kết quả là có rất nhiều doanh nghiệp phải bỏ cuộc. Đó là thực trạng mà ông muốn Quốc hội cần xem xét.   Đông đảo doanh nghiệp đến tham dự hội nghị   Đại diện một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, các văn bản liên quan đến đất đai đã thay đổi rất nhiều lần, từ Luật đất đai năm 1993, đến Luật đất đai năm 2003, 2005. “Tuy nhiên, thực tế các văn bản ra đời sau chưa lợi và tốt hơn cho người dân bằng các văn bản trước” – vị này khẳng định.  

Ông Lê Tiến Dũng – Phó Văn phòng Đường sắt Việt Nam khẳng định: “Các thủ tục hành chính về nhà đất chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, còn gây nhiều phiền hà, rắc rối cho dân”

Ông đưa ra ví dụ, Nghị định 38 trước đây của Chính phủ có quy định đất của các cơ quan đang quản lý nếu đã chia cho các cán bộ công nhân viên làm nhà thì phải cấp giấy chứng nhận cho họ và thu 40% mức phí. Nhưng khi Luật đất đai năm 2005 ra đời sau đó không những không có cải tiến gì mới hơn mà còn nâng mức thu phí lên hơn 40%. Đây là một trong những thực tế mà đại diện này đưa ra đồng thời góp ý: “Những văn bản sau ra đời phải có lợi và tốt hơn văn bản trước để đỡ bất công cho người dân”.   Về vấn đề thuế, hải quan, bà Nguyễn Thị Mão – Tập đoàn kinh tế Hoàng Gia bức xúc, đáng lẽ nhân viên cơ quan Hải quan phải hướng dẫn DN làm hồ sơ kê khai và tính các loại thuế phải thu ngay khi DN làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Đằng này khi DN Hoàng Gia đã thanh toán hóa đơn xong xuôi vào năm 2009 thì mới đây, DN Hoàng Gia lại nhận được quyết định ấn định truy thu lại số tiền thuế phí bốc dỡ hàng hóa bởi cơ quan Hải quan cho rằng thuế phí bốc dỡ hàng hóa bị tính thiếu.“Rõ ràng DN đã nộp thuế phí bốc dỡ hàng hóa, nhưng do cơ quan hải quan không cập nhật thường xuyên để truy thu ngay lúc đó nên bây giờ sự việc đã qua hơn một năm lại quay lại truy thu. Thật là vô lý!” – Bà Mão không giấu nổi sự bức xúc. Bà cũng đưa ra thực tế: “Giả sử cứ cho là DN tôi chưa đóng thuế phí bốc dỡ hàng hóa đi nhưng số hàng hóa đó đã bán rồi thì giờ truy thu bằng cách gì và kết quả kinh doanh năm 2009 đã thực hiện xong”. Càng nói, bà Mão càng bức xúc.   Đâu là hướng giải quyết?   Sau khi nêu lên những bức xúc, đại diện Hiệp hội nhà thầu Xây dựng tỉnh Nam Định đã đưa ra đề xuất và kiến nghị. Thứ nhất: Khi thực hiện các dự án có nguồn vốn Nhà nước, nếu DN xây dựng được thanh toán bao nhiêu thì xin nộp thuế theo quy định bấy nhiêu. Thứ 2: Trong quá trình thực hiện dự án nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khi khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng cho DN.   Vị đại diện này cho rằng nếu thực hiện được 2 vấn đề trên sẽ tạo sự công bằng và phù hợp hơn với chính sách thuế và cơ chế thị trường; khuyến khích DN và người lao động làm tốt hơn công việc của mình, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý vốn Nhà nước trong hoạt động xây dựng. Ông Ngô Hải Phan – Tổ phó Thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ chia sẻ những ý kiến với doanh nghiệp   Trước những ý kiến trên, ông Ngô Hải Phan – Tổ phó Thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian qua tổ công tác đã tổ chức nhiều hội thảo giúp doanh nghiệp và người dân hiểu và biết thêm về các TTHC. Tổ công tác và các bộ ngành đã rà soát xong các TTHC liên quan đến người dân và doanh nghiệp ở các cấp chính quyền, các thị trấn, phường, xã với tổng số trên 5200 TTHC. Hiện nay, tổ chuyên trách đang đưa ra kiến nghị, sửa đổi bổ sung 402 TTHC theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân. Do đó sau khi rà soát, sửa đổi, các TTHC được ban hành sẽ đảm bảo mục tiêu quản lý và đem lại thuận lợi cho dân và DN với phương châm đặt lợi ích của xã hội là ưu tiên hàng đầu – Tổ phó Thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC nhấn mạnh.   Ông Phạm Gia Túc – Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách TTHC, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VCCI cho rằng, trong quản lý đất đai, công tác cải cách TTHC cần tạo mũi nhọn đột phá bằng các đề xuất chính sách phù hợp như bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, xử lý được những vướng mắc, tồn tại hiện nay cho doanh nghiệp, người dân như chi phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, các dự án triển khai kéo dài trước và sau khi có chính sách mới. Qua cuộc trao đổi này, các DN đã thẳng thắn đưa những vướng mắc xuất phát từ phía DN. “Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý sẽ rà soát lại, thấy những gì chưa phù hợp sẽ kịp thời xử lý trong phạm vi thẩm quyền, những vấn đề vượt khỏi thẩm quyền sẽ chuyển lên các bộ, ngành để có biện pháp giải quyết tốt nhất” – ông Túc khẳng định.  

Tổ phó thường trực Tổ công tác chuyên trách, kết thúc giai đoạn 2 của Đề án 30, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc tự rà soát theo đúng tiến độ và đạt chỉ tiêu Thủ tướng giao. Hiện, có trên 5.500 TTHC được kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp, có 288 TTHC được kiến nghị thay thế, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 81%. Bên cạnh chỉ tiêu này, về cơ bản các bộ, ngành cũng đạt chỉ tiêu cắt giảm 30% chi phí tuân thủ TTHC cho người dân và doanh nghiệp, tương đương với gần 30.000 tỷ đồng/năm.

  Lưu Vân – Hồ Hường
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp