Cảm thán về… sửa Luật Đầu tư
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) – TS. Phan Hữu Thắng – nay là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (Trường ĐHKT- ĐHQGHN), môi trưởng đầu tư Việt Nam đang đối mặt nhưng thách thức đang rất cần giải pháp khắc phục nhanh. Mà trong đó, việc chậm trễ trong hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách và bộ máy tổ chức quản lý, theo ông, chính là thách thức lớn nhất trong thu hút và nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI trong giai đoạn tới.

Theo ông Thắng, có thể nêu ngay một ví dụ cụ thể, đó là việc cần điều chỉnh, sửa đổi  Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, đã được đặt ra từ năm 2008, tuy đã qua nhiều lần dự thảo và góp ý của các Bộ, ngành liên quan nhưng đến nay vẫn chưa trình được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, mặc dù cộng đồng doanh nghiệp đang nóng lòng chờ đợi việc ban hành nghị định này sửa đổi này.

Cơ ở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động FDI tại Việt  Nam hiện hành là Luật Đầu tư 2005, có hiệu lực từ 1/1/2006. Luật Đầu tư 2005 đã góp phần tạo ra được sự chuyển biến về lượng và chất, đa dạng hóa dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam từ sau năm 2005, mà minh chứng rõ nhất là sự tăng trưởng về quy mô, số lượng và loại hình đầu tư thực tế trong các năm 2006, 2007, 2008 tại Việt Nam, ngay trong bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ đó cũng đang phải đối mặt với các khó khăn bắt đầu từ khủng hoảng tài chính – xuất phát từ đất động sản tại Hoa Kỳ.

Đưa kinh nghiệm quản lý của mình vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, theo ông Thắng, hệ thống luật pháp chính sách và bộ máy quản lý điều hành là các cấu thành quan trọng nhất của môi trường đầu tư. Chính các cấu thành này sẽ giúp tăng trưởng và nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI trong giai đoạn tới. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và tổ chức bộ máy sẽ tạo điều kiện cho dòng FDI chảy vào Việt Nam nhanh hơn, nhiều hơn. Bộ máy với năng lực được nâng cao sẽ sàng lọc được các dự án không khả thi, không phù hợp cho giai đoạn phát triển mới đang đến.

Phát biểu tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh  thừa nhận thực tế đã và đang đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật Đầu tư.

Ông Quách Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ này cho biết, các định hướng hoàn thiện Luật đã định hình cụ thể. Cũng theo vị này, bên cạnh việc chuẩn bị dự án sửa đổi Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 108 mà ông Thắng đã đề cập trên.

Lộ trình biết là như vậy, nhưng…

“Khi nhìn ra bên ngoài, chúng tôi thấy sự chuyển động rất nhanh của các nước trong khu vực và trên thế giới” – người từng nhiều năm đứng đầu Cục ĐTNN cảm thán.

H.Hương-M.Hoa
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam