Cần bình đẳng giữa các Hiệp hội trong công tác hỗ trợ DNNVV
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ông Trần Đỗ Liêm, Phó Chủ tịch Hội DN tỉnh Kiên Giang: Hiệp hội DNNVV đang bị trao… quá nhiều quyền

Thực tế DN do tôi làm chủ và Hội DN tỉnh Kiên Giang là hội viên của VCCI và hội viên của Hiệp hội DN nhỏ và vừa được 5-7 năm, chúng tôi nhận thấy Hiệp hội DN nhỏ và vừa cũng như các Hiệp hội khác không thể chỉ có Hiệp hội DN nhỏ và vừa mới được giao 6 chức năng bao quát như Dự thảo ghi nhận được, dẫn đến Hiệp hội DN nhỏ và vừa được giao tất cả chức năng gần như “siêu Bộ”, điều này là “vô duyên” và nên bỏ.

Hơn nữa, cần quy định hỗ trợ DN nhỏ và vừa một cách thực tế vì hiện nay đối tượng DN này đều hoạt động tại các địa phương do địa phương quản lý trực tiếp nhưng thực tế lại được hỗ trợ rất ít thậm chí không có, không thể để mọi thứ tập trung từ trung ương khi xuống tới địa phương tính khả thi rất thấp và không hiệu quả, cần theo hướng nâng cao vai trò các cơ quan và vai trò của các Hiệp hội tại địa phương sẽ thiết thực hơn cho DN;

Cần hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho các DN và nên bố trí cho các cấp ở địa phương thay vì trung ương rót xuống như hiện nay, tránh trường hợp tiền xuống đến địa phương qua nhiều khâu đến khi thực tế DN được hưởng lợi rất ít.

Ông Nguyễn Văn Bé – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội các DN KCN TP HCM:Tiếp cận chưa hợp lý

Điều 30 dự thảo nên tiếp cận theo hướng nếu đối tượng đúng là DN nhỏ và vừa là đủ điều liện được hỗ trợ đương nhiên không cần thông qua Hiệp hội DN nhỏ và vừa. Hơn nữa, Hiệp hội DN nhỏ và vừa có đủ nhân lực, năng lực để làm nhiệm vụ trung tâm được giao theo nội dung Điều 30 của dự thảo hay không? Do vậy, cách tiếp cận như ghi nhận trong Điều 30 Dự thảo là chưa hợp lý mà nên thay đổi nội dung điều luật theo hướng quy định VCCI sẽ đại diện chung cho các Hiệp hội DN khác và cộng đồng DN và các Hiệp hội DN khác đương nhiên có quyền đại diện, tập hợp, đại diện, hỗ trợ cho quyền lợi của các hội viên là DN vừa và nhỏ như của mình.

Ngoài ra, đọc dự thảo dễ dàng nhận thấy các quy định mang tính định tính thiếu tính định lượng nên khi áp dụng trong thực tế sẽ không thuyết phục và thực thi được, chẳng hạn như giám thuế là giảm bao nhiêu %, cần cụ thể. Do vậy, cần có chính sách cụ thể hỗ trợ giá cho các DN nhỏ và vừa…

Ông Nguyễn Mạnh Thản – Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Phú Thọ:Không xem xét kỹ dễ tạo ra cản trở mới

Những người làm chính sách cứ ngồi trên “bàn giấy” làm chính sách là không khả thi, đó chính là chân lý cuộc sống. Đối tượng sai, cơ chế chính sách không khả thi và đặc biệt là tổ chức thực hiện. Tôi Chủ tịch Hiệp hội DNNVV tỉnh, là thành viên Hiệp hội DNNVV VN, tổ chức này 1 năm 2 lần họp nhưng không có tác động gì với địa phương chúng tôi cả. Nếu giờ giao cho chủ trì cái này, một hiệp hội ngang tầm các hiệp hội khác thì làm sao thay mặt Nhà nước để giao nhiệm vụ này được? trong nội dung của luật nếu xem kỹ, không khéo lại tạo ra các cản trở mới, tạo ra cái khó mới.

Sự phát triển thị trường hỗ trợ kinh doanh là rất quan trọng. Cần tạo ra môi trường bình đẳng để doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh với các DN lớn, đó chính là mục tiêu cốt lõi của hỗ trợ. Bởi hỗ trợ là để phát triển, chứ không phải hỗ trợ để tồn tại. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng thì nền kinh tế mới vượt lên, phát triển được chứ không phải hỗ trợ doanh nghiệp yếu. Chắc chắn không thể dàn trải quá nhiều mục tiêu như thế này.

Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hiệp hội dN tỉnh Thái Nguyên: Thêm một kiểu… xin – choỦy ban kinh tế Quốc hội cố gắng luật đưa ra làm sao có thể trực tiếp áp dụng ngay, nhưng đọc dự thảo Luật DN nhỏ và vừa tôi thấy còn phải chờ rất nhiều Nghị định, Thông tư… nữa.

Hơn nữa, với điều 30, chắc chúng tôi sắp tới phải “lobby” để vào Ban chấp hàng Hiệp hội DN vừa và nhỏ của tỉnh bởi nếu không chúng tôi “sợ” khó được cấp chứng chỉ DN nhỏ và vừa. Chính vì vậy, đIều khoản cấp chứng chỉ rất không hợp lý. Anh muốn được hỗ trợ lại phải cấp chứng chỉ, phải lên xin hiệp hội. Đây lại là hình thức xin – cho, cơ quan soạn thảo chắc là mắc phải cái bẫy. Tổ chức đại diện cho cộng đồng DN nói chung và cộng đồng DN nhỏ và vừa nói riêng ở cấp quốc gia là VCCI chứ không phải Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Hiệp hội DNNVV Việt Nam chỉ đại diện cho hội viên của mình. VCCI là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp do Đảng và Nhà nước thành lập, Hiệp hội DNNVV chỉ do một nhóm DN lập nên. Điều lệ VCCI do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, còn điều lệ Hiệp hội DNNVV thì do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.

Tôi đề nghị bộ phận thẩm định nghiên cứu ý kiến nếu không sẽ bị mang tiếng… đẻ ra “giấy phép con” nữa.

Ông Trần Việt Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM: Tiêu chí cụ thể để phân định DN nhỏHiệp hội

DN TP HCM có khoảng 280.000 DN nhưng 95% là DN DN vừa và nhỏ, trừ một số DN có doanh thu trên 5.000 tỷ trở lên thì đa số là vừa và nhỏ. Chúng tôi quan điểm 2.000 tỷ trở xuống là DN vừa. Quy định 300 lao động là DN vừa và nhỏ là tôi luôn luôn phản đối và đến giờ này tôi vẫn quan điểm rất chính xác. Đơn cử, tất cả các DN Đài Loan ở Việt Nam từ 5-10.000 lao động vẫn coi là DN vừa. DN vừa và nhỏ Việt Nam nên cho dưới 1000 lao động vì phải nhìn một cách rõ ràng. Các DN nhỏ, yếu, lao động thủ công mới cần nhiều lao động. DN càng hiện đại càng ít lao động. Và một điều hết sức quan trọng, các nhà xuất khẩu bị áp thuế phá giá với Luật này hỗ trợ cho các DN 1000 lao động thì chúng tôi sẽ không bị phản đối. Nếu quy định như hiện nay thì chúng tôi bị áp thuế chống bán phá giá ngay vì vi phạm luật. Chúng tôi đề xuất từ 1000 -2000 lao động trở xuống được coi là DN vừa và nhỏ.

Riêng đối với trách nhiệm của VCCI và Hiệp hội DN vừa và nhỏ, các hiệp hội ngành nghề: tôi xin thưa rằng DN chỉ chịu tác động của 2 hội: VCCI không cần bàn tới nữa vì đây là tổ chức quốc gia có uy tín của cộng đồng DN (trong đó có DNNVV) từ lâu rồi. hai là hội ngành nghề và hiệp hội địa phương. Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh hết sức mờ nhạt, gần như hàng ngàn DN không biết cái hiệp hội này ở đâu, hoạt động như thế nào. DN giờ sinh hoạt ở rất nhiều hiệp hội do đó, chỉ chịu tác động VCCI lvà hiệp hội ngành nghề, hiệp hội DN địa phương. Tôi nghĩ đó là 2 đầu mối tốt nhất cho DN.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dệt may Việt Nam:Luật phải đi được vào cuộc sống

Chúng tôi đề nghị có hiệp hội ngành hàng và hiệp hội ngành hàng của chúng tôi đang thực hiện mục đích, nhiệm vụ trách nhiệm dưới vai trò điều hành của VCCI thì hãy định nghĩa rõ để thực hiện nhiệm vụ, vai trò của Hiệp hội. Không nên gom về doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nếu định nghĩa như Điều 30 thì tất cả các đơn vị trôi về hết Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hiệp hội chúng tôi họp 5 năm một nhiệm kỳ, bỏ phiếu để bầu. Thậm chí hiệp hội chúng tôi có doanh nghiệp không chịu được cũng tự bỏ ra ngoài. Nên nhìn nhận một cách đúng mức.

Đặc biệt, việc cấp chứng chỉ hiện nay thế giới bỏ rồi, doanh nghiệp sau này sẽ tự cấp chứng nhận xuất xứ của mình rồi. Tôi nghĩ là nên bỏ ra, bởi nếu để lại là thêm một cấp hành chính trong hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngành dệt may chúng tôi có một câu thế này, đối với các nhà thiết kế: các em thiết kế ra các sản phẩm phục vụ đời sống người tiêu dùng, là sản phẩm ứng dụng, chứ đừng thiết kế các sản phẩm ý tưởng trên sàn diễn. Thì với các điều luật mới cũng vậy thôi, phải suy nghĩ, tính toán và cân nhắc, tham khảo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp hết sức sâu sắc, làm sao Luật ban hành ra đi vào đời sống doanh nghiệp, đừng có sau một thời gian chúng ta lại sửa nữa.
Nên xác định lại Điều 30 này, không nên tập trung vào Hiệp hội DNNVV, điều này không phù hợp với thực tiễn quản lý ngành và cũng chẳng hợp với thực tế.

Ông Trương Thanh Đức – Luật sư, Chủ tịch Công ty BASICO:Thiếu thực tiễn và thiếu tính pháp lý

Trong khi các điều quy định tại điều 30 lại quá cụ thể, quá chi tiết, không có tính pháp lý gì ở đây cả, chưa từng có trong lịch sử lập pháp của mình. “Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tôn vinh bình chọn phong tặng danh hiệu và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật cho các DN DN vừa và nhỏ” cái này luật lệ gì đâu, cái này vui vẻ, phong trào đoàn thể. Trong khi các vấn đề cần thiết khác thì vắng bóng, chưa quy định gì cả.

Thứ nhất, đối tượng hỗ trợ: Phần lớn DN hiện nay không phải là DN vừa và nhỏ nhưng tôi cho rằng đúng bản chất là DN siêu nhỏ. Thậm chí, hỗ trợ DN nhỏ và siêu nhỏ thôi. Cần lưu ý, cách quy định như thế này thì DN siêu nhỏ sẽ là mồ côi, sẽ không người đỡ đầu, không bao giờ tham gia vào VCCI được, không tham gia vào Hiệp hội DN vừa và nhỏ được. 

Thứ hai, hỗ trợ tài chính, tín dụng: thống nhất nguyên tắc hỗ trợ gián tiếp hay trực tiếp. Tôi nghĩ cần xác định rõ luật chơi công bằng. Có năng lực, có hiệu quả thì được vay lãi suất thấp, được các ngân hàng tranh dành nhau cho vay. Còn không có năng lực, không có hiệu quả thì phải vay với lãi suất cao, phải chấp nhận nguyên tắc thị trường, nguyên tắc cơ bản nhất của thị trường. 

Thứ ba, nhìn chung toàn bộ gần 40 điều của dự thảo này mang tính chất nguyên tắc, chung chung. Như thế rất đáng làm Nghị quyết của Quốc hội, thậm chí làm Nghị quyết của Đảng về chính sách hỗ trợ DN DN vừa và nhỏ. Chẳng có gì cụ thể, chi tiết cả, tất cả phụ thuộc vào khả năng ban hành văn bản và khả năng trình của các bộ, các ngành.

Ông Nguyễn Mạnh Tuệ, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DN Nhỏ và vừa – Hiệp hội DN TP HCM: Các Hiệp hội DN có tư cách bình đẳng

Tôi phản đối quyết liệt nội dung tại Điều 30 giao nhiệm vụ cho Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Các Hiệp hội, Hội DN có tư cách bình đẳng nhau, không ai phụ thuộc ai, không có cấp trên dưới, tất cả hoạt động theo pháp luật và Điều lệ của họ nên không thể giao chức năng nhiệm vụ cho một hiệp hội có tên là Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam. Vì vậy, Dự thảo cần xem xét quy định theo hướng cho phép nhiều tổ chức khác nữa được cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DN để phù hợp với xu thế xã hội hóa và huy động cùng lúc nhiều nguồn lực hơn trong phạm vi chung của hệ sinh thái chung của quốc gia khởi nghiệp;

Điều 9 Dự thảo về hỗ trợ thuế chỉ ghi nhận chung chung thuế suất thuế thu nhập DN thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho DN theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN. Như vậy, sẽ không có căn cứ rõ ràng để áp dụng, cần kiến nghị cụ thể là bao nhiêu % hay cơ chế cụ thể ra sao, có cần thủ tục xác nhận là DN nhỏ và vừa để được hưởng mức thuế thấp hay không?. Hơn nữa, áp dụng mức thuế suất thấp hơn cho 97% các DN là nhỏ và vừa sẽ dẫn đến sự phân biệt với 3% các DN còn lại và hệ quả 3% DN sẽ tìm cách phân tán nguồn lực thành DN nhỏ và vừa để tận dụng thuế suất thấp…

Ông Phạm Văn Thể – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh:“Giấy phép con” gây khó cho DN

Với điều 30 của dự thảo luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa tôi thấy có những thứ trái ngược với Hiệp hội doanh nghiệp chúng tôi. Hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh đang chỉ đạo có quyết định bàn giao Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cho Hiệp hội chúng tôi. Như vậy, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi chỉ có 1 Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh, dưới đó có các hội (doanh nghiệp trẻ, nữ, các hội ngành nghề). Trong khi đó, Hiệp hội doanh nghiệp chúng tôi chỉ có hội viên tập thể của VCCI, chứ không tham gia là hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chính vì thế, theo ĐIều này chúng tôi có nhiều điều bất cập, đặc biệt là các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ. 98% doanh nghiệp của chúng tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều nằm trong hội viên của hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.

Trong khoản 2 hầu như đều có giấy phép con, khó thực hiện, phức tạp thêm cho doanh nghiệp khi đi vào thực hiện.

Đề nghị Quốc hội xem xét kỹ, lấy thêm ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp.

Nhóm tác giả
Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp