Chiến thắng mới của ngành da giày Việt Nam
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Khởi xướng từ tháng 10/2011, Cục Phòng vệ Thương mại Brazil (DECOM) tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá giày dép có xuất xứ từ Trung Quốc đối với mặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia.

Biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (Anti- Circumvention) là biện pháp sử dụng để chống lại hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của các hành vi cố ý lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà nhà xuất khẩu nước ngoài thực hiện dưới các hình thức khác nhau. Bản chất của biện pháp này nhằm mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá bao hàm không chỉ các sản phẩm đã bị điều tra trong vụ kiện gốc mà cả những sản phẩm khác gần giống của doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn hoặc các sản phẩm tương tự nhưng đến từ các nước xuất khẩu khác.

Brazilsẽ tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế đối với linh kiện sản xuất giày xuất xứ từ Trung Quốc và các sản phẩm giày xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia. Theo đó, DECOM đã điều tra các mặt hàng giày dép dùng nguyên phụ liệu nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, cũng như các sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia nhưng được sản xuất từ các bộ phận, vật liệu nhập khẩu từ quốc gia này.

Vụ điều tra xuất phát từ việc Brazil lo ngại các công ty Trung Quốc sẽ chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế do Trung Quốc đã bị áp thuế chống bán phá giá tuyệt đối 13.85USD/đôi với thời hạn là 5 năm kể từ tháng 3/2010 đối với mặt hàng giày của nước này. Đây được xem là biện pháp ngăn chặn gần như triệt để hàng hóa giày dép từ Trung Quốc vào thị trường Brazil.

Đến tháng 5/2012, DECOM đã sang Việt Nam thẩm tra tại chỗ với 5 công ty sản xuất giày dép của Nike và Adidas tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.

Do lường trước được nguy cơ của ngành giày Việt Nam sau khi Trung Quốc chính thức bị áp thuế chống bán phá giá, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Da Giày Việt Nam tham vấn kỹ thuật cho các nhà sản xuất, xuất khẩu rà soát hệ thống sổ sách, chứng từ hoạt động kinh doanh để chủ động ứng phó với vụ kiện này. Nhờ vậy, sau khi kết thúc giai đoạn thẩm tra tại chỗ, Brazil đã khẳng định rằng, chưa có cơ sở nào để kết luận Việt Nam có hành vi lẩn tránh thuế. Đến ngày 5/ 7/2012, Brazil đã chính thức công bố kết luận cuối cùng của vụ việc khẳng định không có hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá mặt hàng giày của Việt Nam.

Đánh giá về vụ việc, bà Tatiana Prazeres- Thứ trưởng Ngoại thương Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại Thương Brazil cho rằng: “Đây là một trong những vụ điều tra khó khăn và phức tạp nhất trong lịch sử phòng vệ thương mại của Brazil. Cơ quan điều tra phải mất đến 9 tháng bao gồm cả những chuyến thẩm tra tại chỗ với 11 công ty ở Indonesia và Việt Nam cùng với 2 nhà nhập khẩu lớn nhất ở Brazil”.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, trong 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam vào thị trường Brazil đạt hơn 121 triệu USD.

Nguyễn Phượng
Nguồn: Báo điện tử Công thương