Công nghiệp 2010: Trông chờ vào “đại gia”
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đóng góp lớn cho SXCN

Trong những tháng đầu năm, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có tác động mạnh, ngành công nghiệp Việt Nam phát triển chậm, với tốc độc tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp quý 1 chỉ tăng 2,7%. Tuy nhiên, từ quý 2, khi những nền kinh tế lớn trên thế giới đã có dấu hiệu hồi phục, cùng với việc triển khai quyết liệt các giải pháp của Chính phủ, công nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển khả quan hơn và tăng dần theo từng quý, tính chung cả năm gía trị sản xuất công nghiệp tăng 7.5%. Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp trong GDP cả nước đạt 33,5%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng SXCN còn ở mức thấp so với năm 2008, song vẫn hoàn thành tốt mục tiêu, góp phần quan trọng và tăng trưởng kinh tế cả nước.

Theo ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công thương, các Tập đoàn như Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực EVN, Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản TKV… đã đóng góp cho ngành công nghiệp năm 2009 có nhiều dự án lớn. Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào hoạt động năm 2009; dự án DAB Đình Vũ vừa khai trưởng quý 4, 2009 cũng đã sản xuất hết công suất. Một số dự án đang được triển khai như Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận xây dựng năm 2015 với công suất 4000 MW; dự án nhà máy thuỷ điện Sơn La cũng đảm bảo đúng tiến độ, hiện tại tổ máy số 1 đã hoàn thành; nhà máy thuỷ điện Lai Châu chuẩn bị được khởi công trong năm nay; một số các nhà máy nhiệt điện nhỏ như Cà Mau, Nhơn Trạch đã vận hành. Năm 2009, nhờ kích cầu tiêu dùng và tiêu thụ nội địa, việc đầu tư vào xây dựng các nhà máy xi măng, than, thép… cũng đã được ngành công thương chú trọng.

Nỗ lực lớn năm 2010

Mục tiêu năm 2010, giá trị công nghiệp sẽ tăng 12% so với năm 2009, giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp tăng 5,7%. Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết: Theo Bộ Công Thương, trong định hướng điều hành sản xuất từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, lợi thế cạnh tranh cao để góp phần chủ lực vào hoàn thành mục tiêu sản xuất công nghiệp trong năm nay.

Ông Khu cũng thừa nhận, năm vừa qua, ngành công thương vẫn chưa giải quyết triệt để, “thấu đáo” những tồn tại như việc triển khai một số dự án boxit, việc tăng giá điện, điều độ điện để đảm bảo đủ nguồn công cho nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Về vấn đề giá điện, ông Khu cho biết đã trình Chính phủ phương án tăng giá điện với mức đề xuất tăng tối đa 4,91% (tương đương 1.019 đồng một kWh), áp dụng từ 1/3, trên cơ sở tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan.

Đây là phương án tăng thấp nhất trong 3 phương án đã được Tổ điều hành giá điện đề xuất trước đó, phương án này được đánh giá là ít tác động nhất đến sản xuất và đời sống do nền kinh tế mới “ốm dậy” sau khủng hoảng. Với mức tăng giá điện như trên, theo tính toán giá than có thể sẽ tăng tương ứng 15%.

Ông Trần Xuân Hoà, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản TKV hứa hẹn: TKV sẽ liên kết chặt chẽ với EVN để đưa ra mức giá bán than cho sản xuất điện hợp lý. TKV cũng sẽ chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chặt hoạt động giao dịch, đấu thầu để đảm bảo xuất khẩu , than đá và các khoáng sản khác có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả cao…

Tổng Giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cam kết: “EVN đang khẩn trương tìm kiếm các nguồn điện bổ sung cho hệ thống điện quốc gia, để không xảy ra thiếu điện, nhất là phục vụ cho sản xuất”.

Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng cho biết, tập đoàn đang khẩn trương thi công để từ nay đến cuối năm khánh thành một loạt dự án: Nhà máy lọc dầu Bình Sơn, khách sạn dầu khí Vũng Tàu… Nhiều dự án của ngành điện cũng đang được nhanh chóng đưa vào khai thác và đẩy mạnh thi công.

Hương Giang
Nguồn:
Vietnam Business Forum