Công nghiệp dược vẫn là ngành lệ thuộc
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thuốc Berberin chữa đau bụng được sản xuất từ vàng đắng và hoàng liên gai, hoàng bá, ước tính từ nay đến năm 2015 có nhu cầu 10 tấn/năm. Những nguyên liệu làm nên thuốc này có sẵn tại Việt Nam. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu đang mất dần.

Cao nguyên An Khê (thuộc tỉnh Gia Lai và Bình Định) trước kia vốn là trung tâm phân bố lớn nhất của cây vàng đắng, hiện đang nằm dưới lòng hồ chứa nước của thuỷ điện Vĩnh Sơn. Cách nay vài năm, khi cây vàng đắng ở Phước Long, Bình Phước được phát hiện có giá trị làm thuốc chữa bệnh thì người dân đổ xô đi đào, chặt; và đến nay gần như không còn cây vàng đắng. Nguy cơ nhập khẩu thứ nguyên liệu mà ta có thế mạnh là điều dễ hiểu.

Ví dụ này minh chứng cho việc Việt Nam có trên 3.800 loài cây làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật, nhưng hiện tại đang lệ thuộc nguyên dược liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc chữa bệnh tới 90%, thậm chí cả đông y cũng nhập dược liệu…

Thứ trưởng bộ Y tế Cao Minh Quang còn đưa ra ví dụ hiện hàng chục ngàn hecta hồi chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Bắc Việt Nam được khai thác bừa bãi và bán sang Trung Quốc để sản xuất ra axit Shikimic (nguyên liệu quan trọng nhất sản xuất Oseltamivir – hoạt chất của thuốc Tamiflu chữa cúm A/H5N1, A/H1N1). Sau đó, loại axit này được bán qua Ấn Độ để điều chế thuốc Tamiflu, bán đi khắp thế giới và quay về lại Việt Nam.

Hàng chục ngàn hecta hồi chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Bắc Việt Nam được khai thác bừa bãi và bán sang Trung Quốc để sản xuất ra axit Shikimic. Sau đó, loại axit này được bán qua Ấn Độ để điều chế thuốc Tamiflu, bán đi khắp thế giới và quay về lại Việt Nam.

Một thực tế khác là nguồn dược liệu của Việt Nam phong phú nhưng không có quy hoạch nên ngày càng cạn kiệt. Còn thuốc trong nước sản xuất dù đã đáp ứng được 50% nhu cầu nhưng chủ yếu là nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau, kháng sinh, kháng viêm… Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc generic (thuốc được sản xuất sau khi hết hạn bản quyền). Những thuốc chữa bệnh chuyên khoa còn rất hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đó, ngành y tế cũng thẳng thắn thừa nhận, hiện nay, ngành dược Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Hiện tại, sự phát triển của các doanh nghiệp dược còn mang tính tự phát, công nghiệp hoá dược và công nghiệp sản xuất nguyên liệu kháng sinh của nước ta chưa đáng kể; các ngành công nghiệp, công nghệ đồng hành như công nghiệp hoá dầu, hoá chất cơ bản, công nghệ sinh học… cũng chưa phát triển. Ngoài ra, mạng lưới cung ứng, phân phối dược vẫn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hoá nên chưa đóng vai trò chủ đạo để bình ổn thị trường thuốc trong nước cả về nguồn cung cấp, cũng như giá cả…

Lệ Hà

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, năm 2009, tổng giá trị thuốc sản xuất trong nước đạt 831,250 triệu USD, tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng được hơn 49% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2009 đạt 19,77 USD, tăng 3,32 USD so với năm 2008 và tăng hơn 300% so với năm 2001. Việt Nam đã sản xuất được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tổng giá trị xuất khẩu thuốc năm 2009 đạt 39,96 triệu USD. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc với tổng giá trị năm 2009 gần 1,2 tỉ USD, tăng gần 27% so với năm 2008. Trong đó nhập khẩu thuốc thành phẩm là 904,8 triệu USD, vắcxin, sinh phẩm y tế là 59,6 triệu USD và nguyên liệu là 265,9 triệu USD.

Nguồn: Báo Điện tử Sài gòn Tiếp thị