Đi "trước" luật
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thuật ngữ “Future” dùng trên báo chí được lấy từ thuật ngữ quốc tế chứ không phải thuật ngữ đã được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Do vậy, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam có ý kiến chỉ đạo không đồng ý cho VINAPCO thực hiện mua lô hàng 15.000 tấn theo phương thức do VINAPCO đề nghị. Mặc dù vậy, ngày 25.6.2008, VINAPCO vẫn ký phụ lục hợp đồng với ELICO mua 15.000 tấn Jet -A1 theo điều kiện FOB. Theo đánh giá của Đoàn công tác kiểm tra VINAPCO của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, việc VINAPCO ký kết, thực hiện phụ lục hợp đồng nhập khẩu nhiên liệu nêu trên không phải là hợp đồng kỳ hạn như quy định tại luật pháp Việt Nam. Đến thời điểm hiện nay, các văn bản quy định hướng dẫn chi tiết về hợp đồng kỳ hạn vẫn chưa được ban hành. VINAPCO ký kết phụ lục sửa đổi của Hợp đồng số 02 ngày 31.3.2008 cho lô hàng 15 KT nhập tháng 7.2008 không phải là hình thức hợp đồng kỳ hạn khi đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam, cũng không phải là hợp đồng “Future” theo thông lệ quốc tế. Việc VINAPCO ký phụ lục hợp đồng mua 15.000 tấn Jet -A1… là không đúng thủ tục và thẩm quyền.

Dư luận đang đặt câu hỏi, liệu có hay không việc thất thoát tiền của Nhà nước từ phi vụ làm ăn “chẳng giống ai” của VINAPCO mà người đứng đầu là ông Giám đốc Trần Hữu Phúc. Câu trả lời chỉ có người trong cuộc mới biết được. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những doanh nghiệp còn “mù mờ” về luật pháp trong thời hội nhập.

Thiên Long
Nguồn: Báo Đời sống và pháp luật  điện tử