Doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt trước thời điểm 1/1/2012
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thưa ông, trong năm nay, Việt <翜ʖ>Nam phải thực hiện những cam kết quan trọng nào với WTO?

Cam kết quan trọng trong năm nay đối với Việt Nam là phải tiếp tục cắt giảm thuế. Cho dù mức độ cắt giảm thuế năm nay không nhiều, nhưng doanh nghiệp (DN) phải chuẩn bị tốt, bởi từ năm 2012, chúng ta phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với 4.130 dòng thuế, trong đó có 3.800 dòng thuế của các sản phẩm nông sản, phi nông sản cùng 330 dòng thuế của các sản phẩm công nghệ thông tin.

Việc cắt giảm mạnh mẽ này sẽ tác động thế nào đến hoạt động của các DN?

Theo tôi, nếu chúng ta chuẩn bị tốt thì khi hàng nước ngoài tràn vào cũng không tác động nhiều lắm. Kinh nghiệm thực hiện cam kết Hiệp định Thương mại tự do khu vực ASEAN (AFTA) cho thấy, cho dù thuế nhập khẩu giảm mạnh, song hàng hóa của các nước ASEAN cũng không cạnh tranh gay gắt với hàng Việt.

Trong quá trình chuẩn bị, các DN phải đặc biệt quan tâm tới những khâu nào?

Trong quá trình chuẩn bị, doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm hai vấn đề chính.

Thứ nhất, DN không chỉ sẵn sàng sản xuất ra hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, mà phải xây dựng được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, tức là phải cố gắng chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Do hệ thống bán lẻ của DN hiện phần lớn tập trung ở khu vực đô thị, chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ, còn vùng nông thôn rất yếu. Chính vì thế, các DN bán lẻ nước ngoài đã tính đến chiến lược chiếm lĩnh thị trường nông thôn. Vì vậy, nếu DN không chuẩn bị tốt trong xây dựng mạng lưới ở thị trường nông thôn, thì sẽ gặp nhiều khó khăn sau này.

Thứ hai, bên cạnh việc xây dựng hệ thống phân phối, DN cần chú ý tới những chương trình khuyến mãi, đặc biệt là những chương trình hậu mãi chăm sóc khách hàng sau khi mua sản phẩm. Việc này rất quan trọng, nhưng dường như chưa được DN Việt Nam quan tâm đúng mức.

Các biện pháp phòng vệ của chúng ta hiện được triển khai như thế nào để có thể đối phó với hàng nước ngoài nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam?

Theo cam kết WTO, trước hết, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp chống bán phá giá để bảo hộ sản xuất trong nước nếu sản phẩm hàng hóa nước ngoài có dấu hiệu bán phá giá tại thị trường Việt Nam.

Thứ hai, chúng ta có quyền tự vệ nếu hàng nước ngoài có nguy cơ đe dọa đối với sản phẩm cùng loại.

Thứ ba, chúng ta có quyền sử dụng biện pháp chống trợ cấp nếu hàng hoá nước ngoài gây thiệt hại cho các mặt hàng cùng loại của ta.

Tuy nhiên, thời gian Việt Nam gia nhập WTO chưa dài, nên phần lớn DN chưa hiểu và chưa tiếp cận các cơ chế bảo vệ để tự bảo vệ mình. Vì thế, ở đây vai trò bảo vệ hội viên của các hiệp hội là đặc biệt quan trọng.

Phải thừa nhận một thực tế là, đến nay, các hiệp hội của ta tổ chức chưa chặt chẽ, nên chưa phát huy được vai trò làm cầu nối giữa Chính phủ với DN để bảo vệ DN. Nếu nêu cao vai trò của mình, các hiệp hội sẽ có đủ tư cách để tham gia vào các vụ kiện WTO, còn để DN tự phát thì rất khó.

Về phần mình, Nhà nước đã có sự chuẩn bị, khi thành lập Hội đồng Cạnh tranh, với thành phần gồm đại diện Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp…, nên Hội đồng này có thể đứng ra giải quyết các vụ việc. Song muốn xử lý, thì phải có DN cụ thể “kêu” thì mới vào cuộc được.

Nguồn: Báo Đầu tư điện tử