Doanh nghiệp gặp khó với thông tư 25
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

xuất khẩu thủy sản (VASEP) và các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để gia công, chế biến hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp đã có kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không áp dụng thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT đối với các nguyên liệu thủy sản nhập khẩu như cá thu, cá hồi, cá ngừ…
Theo ông Trần Thanh Chiến, Phó Chủ tịch VASEP, thông tư 25 được Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành với mục đích chính là nhằm hạn chế nhập siêu, thế nhưng, gần 99% các sản phẩm thủy sản nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc VASEP ở dạng tạm nhập tái xuất thì không ảnh hưởng gì đến quyết tâm hạn chế nhập siêu của Chính phủ.

Theo VASEP, tính đến ngày 6-9, chỉ có 10 trong số 80 nước và vùng lãnh thổ đang có hoạt động xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam đăng ký thực hiện thông tư 25 với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (NAFIQAD). Điều này khiến nhiều đơn hàng, bạn hàng từ các nước chưa thực hiện đăng ký sẽ không thể xuất thủy sản vào Việt Nam kể từ ngày 1-9 cho đến khi đăng ký tại các nước nói trên hoàn tất.

VASEP còn cho biết thêm do thông tư 25 được NAFIQAD gửi cho các Đại sứ quán tại Việt Nam nhưng trong đó, có 40 nước không có Đại sứ quán tại Việt Nam nên không nhận được công hàm và thông tư 25 theo đường chính thức.

Còn những nước nhận được công hàm và thông tư 25 chính thức như Thái Lan, Đài Loan, Myanmar, những bạn hàng chính của Việt Nam lại không đăng ký thực hiện theo thông tư 25 vì họ cho rằng họ không yêu cầu Việt Nam thực hiện tương tự nên những nước này chưa xem xét thực hiện đăng ký thực hiện thông tư 25 của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương (Khánh Hòa), các tỉnh miền Trung mỗi năm có 5-6 tháng mưa bão nên để đảm bảo việc làm cho 2.000 công nhân nên từ năm 1999 công ty bắt đầu nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để gia công, tái xuất đi các nước.

Ông Nam cho hay, để đảm bảo cho công nhân có việc làm quanh năm, công ty phải nhập khẩu 70% nguyên liệu thủy sản, nhưng theo thông tư 25 buộc những nhà xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam phải đăng ký qua cơ quan có thẩm quyền của nước đó nhưng từ trước đến nay công ty thường mua trực tiếp từ các tàu cá chứ không qua doanh nghiệp nên sẽ vị phạm thông tư 25.

“Hiện công ty chỉ có lượng hàng dự trữ đến cuối tháng 9 và nếu làm theo thông tư 25 thì chúng tôi có thể phải tạm thời đóng cửa nhà máy vào đầu tháng 10 vì thiếu nguyên liệu”, ông Nam nói.

Cũng ý kiến đó, ông Nguyễn Phạm Thanh, Tổng giám đốc Công ty Highland Dragon (Bình Dương) cho biết, để có thể mua được nguyên liệu thủy sản, công ty của ông phải liên kết với cùng 3 công ty cùng sản xuất đồ hộp xuất khẩu khác tại Long An, Bình Dương mới có thể mua được từ 5.000-6.000 tấn cá ngừ/tháng để sản xuất đồ hộp.

“Nguyên liệu dự trữ của 4 công ty (có 4 nhà máy với gần 3.000 công nhân) trong liên doanh chỉ đủ sản xuất đến giữa tháng 9. Nếu không có gì thay đổi từ thông tư 25, chúng tôi buộc phải thu hẹp sản xuất và tạm thời đóng cửa một hoặc hai nhà máy”, ông Thanh nói.

Bà Cao Thị Kim Loan,Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bình Định lo lắng vì nhiều khả năng phải đền bù hợp đồng cho bạn hàng vì đến cuối tháng 9 phải giao hàng nhưng công ty lại thiếu nguyên liệu nhập khẩu.

Trong bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Quang Tuyến, Giám đốc Công ty cổ phần CAFICO Việt Nam cho rằng thông tư 25 sẽ làm cho thị trường nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam hạn chế, cánh cửa nhập khẩu nguyên liệu thủy sản bị thu hẹp lại, bất lợi trong đàm phán về giá với nhà cung cấp, không đảm bảo nguyên liệu chế biến sản phẩm để cung cấp cho thị trường đầu ra, triệu tiêu khả năng cạnh tranh và điều đó vô hình trung tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines…

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online