Doanh nghiệp khó ‘chào đời’ vì luật và nghị định đá nhau
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Phải chăng tình trạng này là do cơ quan cấp giấy phép có tiêu cực, nhũng nhiễu gây phiền hà. Không phải như vậy, có đủ căn cứ để khẳng định rằng, cơ quan chuyên trách không có tiêu cực. Nguyên nhân hoàn toàn thuộc về sự trái ngược trong văn bản hướng dẫn thực hiện luật đã ban hành. Đó là sự “đá” nhau giữa Nghị định 139 về hướng dẫn Luật DN và Nghị định 108 về hướng dẫn Luật Đầu tư. Cùng một vấn đề, cùng một đối tượng nhưng hai nghị định đưa ra hai quy định hoàn toàn khác nhau, cơ quan thực hiện rơi vào tình trạng làm theo nghị định này thì vi phạm nghị định khác.

Nhà đầu tư nước ngoài khi hợp tác với phía VN để thành lập DN có vốn đầu tư nước ngoài dưới 49% thì không phải trình dự án đầu tư khi xin phép thành lập DN. Đó là điều khoản được quy định trong Nghị định 139 về hướng dẫn Luật DN. Theo đó, với trường hợp nói trên, việc thành lập DN được thực hiện như DN trong nước.

Thế nhưng, mặc dù cùng đối tượng và cùng điều kiện như nhau, Nghị định 108 về hướng dẫn Luật Đầu tư lại đưa ra quy định có tính chất trái ngược. Theo quy định của Nghị định 108, mặc dù vốn đầu tư nước ngoài dưới 49% và hợp tác với phía VN để thành lập DN thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải trình dự án đầu tư. Trước sự chồng chéo, đá nhau như vậy, bản thân nhà đầu tư cũng như cơ quan chuyên trách cấp giấy phép thành lập DN giống như đứng giữa ngã ba đường. Làm theo Nghị định 139 thì vi phạm Nghị định 108 và ngược lại. Cơ quan cấp giấy phép lựa chọn cách giải quyết an toàn nhất là không thực hiện cả hai nghị định, tình trạng thành lập DN bị “tắc nghẽn” phát sinh từ đó.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành nghị định 102. Theo đó, trường hợp DN mới có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, thì việc thành lập DN thực hiện theo quy định của Luật DN. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.

Như vậy, Nghị định 102 ra đời đã tháo gỡ được “tắc nghẽn” trong khâu đăng ký thành lập DN tại các Sở KH-ĐT. Tuy nhiên, một nguy cơ khác lại nảy sinh. Theo một số chuyên gia kinh tế, một số DN đã lách luật. Khi đăng ký thành lập DN mới chỉ có 49% vốn nước ngoài, để được quản lý theo chế độ của DN trong nước. Tuy nhiên, đến khi đăng ký xong, họ sẽ mua lại cổ phần để có trên 51% cổ phần. Như vậy, quyền kiểm soát DN đã thuộc về nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Văn Tứ – Phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội, khi các cơ quan quản lý đã không biết đâu là DN nước ngoài, đâu là DN trong nước thì công tác hậu kiểm cũng như việc giám sát sẽ trở nên khó khăn. Ví dụ như việc kiểm soát nguồn thu, hay chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, kể cả lĩnh vực hạn chế kinh doanh… tất cả đều khó thống kê, kiểm soát.

Từ những hậu quả pháp lý trên, ông Tứ cho rằng, công tác quản lý DN không nên theo đăng ký thành lập DN. Các DN trong và ngoài nước nên cho áp dụng thủ tục đăng ký thành lập như nhau. Cơ quan quản lý chỉ nên kiểm soát thông qua các các dự án đầu tư.

Bá Tú
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp