Doanh nghiệp không nên chiếm lĩnh vị trí độc quyền!
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Bà Loan đưa ra một thực tế, ước mơ của mọi doanh nghiệp đều muốn có vị trí độc quyền trên thị trường, không muốn có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Do đó nhiều doanh nghiệp đã tìm ra mọi con đường để đạt được mục đích trên. Tuy nhiên bà Loan cho rằng, để góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn, hạn chế những hành vi phản cạnh tranh trong kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng thì các doanh nghiệp không nên lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

Bà đưa ra một số hành vi cấm doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm đạt mục đích kinh doanh của mình bằng các hình thức như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định lại giá bán tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng. Các doanh nghiệp đang có vị trí độc quyền cũng thường hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Hơn thế nữa, những doanh nghiệp có vị trí độc quyền còn có hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới…

Theo Bà Loan, để hạn chế hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong việc lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thì nên hủy bỏ độc quyền và kiểm soát độc quyền, hoặc có riêng một “Luật kiểm soát độc quyền” hoặc “Luật độc quyền quốc doanh”. Bà cũng cho rằng, còn nhiều khó khăn thử thách với 4 năm thực hiện chặng đường đầu của quá trình thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh, vì vậy cần tiếp tục nâng cao nhận thức đồng thời cần hoàn thiện hơn nữa vai trò của Luật trong cuộc sống.

 

Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu:

–          Có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

–          Có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

Các nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

–          Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan.

–          Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

–          Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

 Hồ Hường
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp