Doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc công nghệ nước ngoài
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tại hội nghị quốc tế chiến lược KH-CN và đổi mới (STI) của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội, Giáo sư Henri Dou – Giám đốc Tổ chức Đổi mới tình báo chiến lược Atelis – Đại học Kinh doanh và Quản lý (Pháp) – cho rằng, DN Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng bởi phần lớn các nước đang phát triển đều phải phụ thuộc công nghệ nước ngoài trong giai đoạn đầu. Ví dụ, từ thập niên 60 – 80 thế kỷ trước, Hàn Quốc cũng phải mô phỏng công nghệ của nước ngoài để mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ, phát triển các ngành thay thế nhập khẩu. Nhưng đến nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc đứng thứ 10 thế giới.

Điều quan trọng là DN Việt Nam có thể cải tiến công nghệ của nước ngoài để tạo ra lợi nhuận hay không? Nếu DN Việt Nam có động lực và thu được lợi ích trong việc cải tiến công nghệ nước ngoài, sự nhảy vọt về công nghệ sẽ diễn ra rất nhanh và Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp

Theo nhiều chuyên gia tại hội nghị, để hỗ trợ DN cải tiến và đổi mới công nghệ, Nhà nước cần tạo điều kiện cho DN phát triển dựa trên nền tảng công nghệ vốn có. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn mực về công nghệ, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất. Hình thành môi trường thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các DN công nghệ. Ngoài ra, cải cách thể chế để các viện nghiên cứu, trường đại học trở thành lực lượng hỗ trợ mạnh mẽ cho DN.

Đối với DN, điều cần thiết đầu tiên là phải có định hướng phát triển đổi mới công nghệ nhanh, mang tính định hướng cao mới có thể có được những thành công. Nếu DN chỉ tập trung vào việc khai thác các cơ hội trước mắt hoặc duy trì quy mô hiện có về thiết bị, công nghệ cũ chính là DN đã tự làm khó mình trong sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh đó, DN cần cập nhật thông tin, thành tựu mới công nghệ, thu hút trí tuệ, kinh nghiệm… của các chuyên gia giỏi, nhân viên có kinh nghiệm từ bên ngoài để thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ. Đây cũng là cơ sở để có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài.

Giáo sư Martin Fransman – Giám đốc Viện nghiên cứu công nghệ Nhật Bản – châu Âu, trực thuộc Đại học Edinburgh (Anh) nhận định, ban lãnh đạo cần có chính sách kích thích tính sáng tạo trong nội tại DN bởi trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… để đổi mới công nghệ. DN cần có mối liên hệ với khách hàng sử dụng sản phẩm; nhà cung cấp, đối tác và đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, cần tạo mối liên hệ với viện nghiên cứu của Chính phủ, trường đại học và các nhà môi giới để đổi mới công nghệ.

Hải Nam
Nguồn: Báo điện tử Công thương