Doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua rào cản thương mại
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi do các rào cản thương mại mang lại thì có rất nhiều thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ trong việc tiếp cận thông tin pháp luật thương mại của các nước mà Việt Nam tham gia ký kết. Nhiều doanh nghiệp lơ mơ về các khái niệm rào cản thương mại và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà đối tác đưa ra. Việc minh bạch trong công bố xuất xứ hàng hóa xuất khẩu vẫn là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Hoa Kỳ và EU, hai thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Ở hai thị trường này, những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trước đây đối với cá, tôm, túi nhựa, giày dép… chưa có dấu hiệu kết thúc, đã xuất hiện nhiều cảnh báo về các nguy cơ, diễn biến mới có ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam. Đối với thị trường Hoa Kỳ, từ tháng 12.2009, luật mới của Hoa Kỳ làm cho các lô hàng cá da trơn nhập khẩu của nước ta phải chịu kiểm tra của Ban Thanh tra và An toàn thực phẩm, trong đó có điều kiện là phải bảo đảm điều kiện nuôi và vận chuyển cá đến cơ sở chế biến.

Chuyện áp thuế chống bán phá giá 10% đối với mặt hàng giày mũ da của thị trường Liên minh châu Âu vẫn còn là nỗi lo của các doanh nghiệp giày da nước ta. Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam Nguyễn Thị Tòng cho biết, sản phẩm giày mũ da xuất sang châu Âu chiến khoảng 20-25%. Các rào cản luôn biến động. Khi doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu thì các nhà nhập khẩu lại đòi hỏi tiêu chuẩn ở mức độ cao hơn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không biết vượt rào cản thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.

Ví dụ đến thời điểm này, đã phát sinh nhiều tiêu chuẩn mới về tiêu chuẩn chất lượng hàng xuất khẩu như: tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật, đóng gói, duy trì ổn định chất lượng sản phẩm… Những sản phẩm dệt may, giày dép phải đáp ứng tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, khiến cho các nước xuất khẩu ở châu Á, trong đó có Việt Nam lao đao. Trong thời kỳ suy giảm kinh tế, nhiều nước coi rào cản thương mại là công cụ để chặn hàng xuất khẩu vào thị trường của họ. Trung bình mỗi năm xảy ra gần 100 vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam, đa số các vụ kiện này phần thiệt thòi luôn thuộc về doanh nghiệp nước ta. Đây là nguy cơ cần báo động bởi kinh tế của chúng ta phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Hoàng Lan
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân