Độc quyền phải theo luật
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nói cụ thể hơn, là đảm bảo cung cấp dịch vụ, hàng hóa thiết yếu để duy trì mức sống tối thiểu của người dân và hoạt động của toàn xã hội. Đây chính là điểm khác biệt về bản chất giữa một công ty độc quyền Nhà nước với một doanh nghiệp bình thường.

Vậy tại sao và cơ sở pháp lý nào cho phép Nhà nước độc quyền làm việc đó? Đặc điểm của kinh tế thị trường là quyền tự do kinh doanh luôn được bảo đảm. Thế nhưng, không phải bất cứ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào cũng có thể thu hút tư nhân tham gia. Họ không muốn đầu tư vì khả năng sinh lời thấp.

Như vậy, thị trường tự do không đáp ứng nổi nhu cầu cơ bản của người dân, thị trường bất lực trước các nhu cầu xã hội. Do vậy, Nhà nước phải can thiệp ở nơi và khi thị trường bất lực, cho nên Nhà nước phải thiết lập các công ty độc quyền. Ở Anh, Pháp, Đức… hiện nay Nhà nước vẫn nắm độc quyền kinh doanh một số lĩnh vực như điện, nước, khí đốt, giao thông công cộng.

Khái niệm “thị trường bất lực” có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng nước. Ví dụ, ở Đức xổ số kiến thiết và dịch vụ cá độ do Nhà nước độc quyền vì Nhà nước không muốn khuyến khích thói máu mê cờ bạc của dân, nhất là thanh thiếu niên. Với nhiệm vụ Nhà nước giao phó, các mặt hàng, dịch vụ do các công ty độc quyền Nhà nước cung cấp luôn phải đảm bảo sự ổn định về giá cả và phù hợp với sức mua của người dân.

Đơn cử ở Đức, giá vé xe buýt mấy chục năm nay hầu như không thay đổi dù xuất hiện nhiều “cơn sốt” xăng dầu trên thế giới, vì mỗi năm, Nhà nước phải bù lỗ hàng tỷ euro cho hoạt động giao thông công cộng. Các công ty độc quyền ở các nước không bao giờ được phép tùy tiện tăng giá, kể cả khi giá cả thế giới tăng hay viện cớ công ty bị thua lỗ, giảm nguồn thu ngân sách. Nếu có tăng thì chỉ được phép tăng với điều kiện phải phù hợp với khả năng và sức mua tăng của người dân.

Cần lưu ý là, hoạt động của công ty độc quyền phải được xem như một hình thức hoạt động quản lý Nhà nước. Để ngăn ngừa hoạt động tiêu cực, các công ty độc quyền phải được đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ. Nói một cách cụ thể, khi một công ty độc quyền có nhữnh hành vi lạm dụng độc quyền như tùy tiện tăng giá, thì người dân có quyền khởi kiện lên tòa án hành chính với tư cách công dân khởi kiện một vụ án hành chính nhằm xử lý hành vi đó.

Ở nước ta, hoạt động của các công ty độc quyền Nhà nước còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, cần phải xem xét lại. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế và luật gia, không thể buộc người dân chịu thiệt khi phải trả thêm tiền để các công ty độc quyền luôn có lãi, trong khi họ vừa được độc quyền kinh doanh, vừa được Nhà nước bảo đảm không bị thua lỗ.

Đây là một nghịch lý, đi ngược lại tính chất, mục tiêu của công ty độc quyền Nhà nước như đã phân tích ở trên. Đã đến lúc phải có một đạo luật quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của loại hình doanh nghiệp, công ty đặc biệt này. Độc quyền kinh doanh cũng phải theo khuôn khổ luật pháp.

Đan Thanh
Nguồn: Báo Điện tử An ninh thủ đô