Đừng để “té nước theo lương”
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đây là tin vui đối với các đối tượng được thụ hưởng, nhất là trong bối cảnh lạm phát tăng cao trong nhiều tháng vừa qua. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để việc tăng lương không kéo theo tăng giá, nhất là tình trạng lợi dụng tăng lương để tăng giá vô tội vạ.

Thực tế cho thấy, chuyện“té nước theo lương” không phải là lần đầu tiên được nhắc tới. Năm nào cũng vậy, khi lương tối thiểu chuẩn bị tăng, do yếu tố tâm lý, nhiều loại hàng hóa đã rục rịch tăng giá, thậm chí tăng trước cả khi lương tăng.

Năm nay, câu chuyện giá “ăn theo” tăng lương sẽ càng phức tạp hơn, bởi lẽ, tình hình lạm phát đang khá căng thẳng, riêng 3 tháng đầu năm đã ở mức 6,12%.

Việc giá xăng tăng thêm tới 2.000 đồng/lít từ ngày 29/3 vừa qua tiếp tục tác động lớn đến giá cả nhiều mặt hàng, từ dịch vụ vận tải, đến lương thực, thực phẩm, giá xi măng, sắt thép…

Là một nền kinh tế mở, Việt Nam đang chịu tác động lớn từ việc tăng giá của thị trường thế giới và vì vậy, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát sẽ càng khó khăn hơn.

Các dự báo cho thấy, nhiều khả năng phải sang quý III, do độ trễ của chính sách, nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát mà Chính phủ đang thực thi mới thực sự có tác động lớn đến giá cả thị trường.

Trong bối cảnh đó, để việc tăng lương tối thiểu thực sự có ý nghĩa trong việc ổn định thu nhập thực tế của các đối tượng được thụ hưởng, càng đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp kiểm soát giá cả thị trường một cách hiệu quả, không để điệp khúc lương tăng, giá tăng tiếp tục tái diễn.

Nguồn: Báo Đầu tư điện tử