Giải quyết tình trạng thất nghiệp: Lường trước sự kéo dài của khủng hoảng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong đó, cao nhất là Tp Hồ Chí Minh:19 nghìn người; Hà Nội: gần 10 nghìn người; Đồng Nai, Bình Dương: 8 – 10 nghìn người. Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội dự báo sẽ có khoảng 300 nghìn lao động mất việc làm trong 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm sẽ có thêm 100 nghìn người nữa rơi vào cảnh thất nghiệp.Trong bối cảnh suy thoái đang ngày càng trầm trọng, con số này được nhận định là vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp của các nước khác trên thế giới.

Ngay từ khi cuộc khủng hoảng chớm bùng nổ, rất nhiều phân tích chỉ ra rằng muốn có phương án hỗ trợ lao động mất việc phù hợp, hiệu quả, điều quan trọng nhất là xác định được tình trạng của số người mất việc và có nguy cơ mất việc. Tuy nhiên thống kê này rất công phu và phức tạp, vì trong số 45 triệu lao động cả nước thì có tới 2/3 là sinh sống ở vùng nông thôn – gọi là lao động phi chính thức. Đây là thành phần gây nhiều khó khăn cho việc khẳng định họ có thực sự mất việc làm hay không. Cùng đó, việc thống kê số lao động mất việc tại các nhà máy, khu công nghiệp cũng chưa thực sự chính xác vì ngay từ khâu quản lý việc làm (thất nghiệp và tái lao động, tái thất nghiệp có thể diễn biến nhanh chóng) chưa có tính hệ thống và chặt chẽ.

Hiện tại, giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp đang được hy vọng nhiều nhất vẫn là triển khai hiệu quả gói kích cầu của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp tục quay vòng sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động hoặc giảm tối đa khả năng cắt giảm lao động. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục chi tiền cho các công trình công cộng, sử dụng lao động ở nhiều vùng khác nhau giúp tạo nhiều việc làm mới ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Nguy cơ mất việc làm có thể sẽ ngày càng lớn hơn khi chưa thể khẳng định cuộc khủng hoảng kinh tế chấm dứt vào thời điểm nào. Vì vậy, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người lao động rất cần có sự chia sẻ và sự thống nhất trong hành động. Các giải pháp cho tình trạng thất nghiệp nên bảo đảm lường trước sự kéo dài của cuộc khủng hoảng, tránh gây tâm lý hoang mang.

Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố quyết định của Thủ tướng về hỗ trợ đối với lao động mất việc làm. Theo đó chỉ những lao động bị mất việc trong năm 2009 mới thuộc diện được xét hỗ trợ vay vốn để tự tạo việc làm, học nghề mới hoặc xuất khẩu lao động. Và có thể ngay trong tháng 3, khoản hỗ trợ này sẽ đến được tay đối tượng thụ hưởng. Còn các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định cho lao động bị mất việc làm cũng sẽ được Nhà nước cho vay để thanh toán. Lãi suất vay là 0% và thời hạn tối đa là 12 tháng. Đối với lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn trong năm 2009, Thủ tướng đồng ý để UBND cấp tỉnh ứng ngân sách địa phương trả cho lao động có trong danh sách trả lương của doanh nghiệp đó.

Bước sang tháng thứ ba của năm 2009, dự đoán về số người mất việc làm ở Việt Nam tính đến hết năm đã lên tới con số 400 nghìn người, thay cho dự đoán 150 nghìn người như ở cuối tháng 1.

Nguồn: Báo Người Đại biểu nhân dân