“Giấy phép con”chặn đường xuất khẩu lao động
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

“Nằm chờ” giấy phép của huyện, doanh nghiệp tranh thủ cho người xuống địa bàn tìm hiểu xem người dân muốn đi xuất khẩu lao động hay không, có những hộ dân khó khăn nợ vài triệu đồng mà 5 năm chưa trả được, tuy nhiên huyện không cho người của doanh nghiệp vào, thậm chí công an huyện bắt nhốt. doanh nghiệp tố với Sở Lao động thì Sở kêu không chỉ đạo được, phải tìm đến tỉnh. Đó là những bức xúc không chỉ của một doanh nghiệp “tố” tới Bộ LĐ – TBXH.

Bộ trải thảm, chính quyền địa phương gài đinh

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Cty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa (LEESCO) cho rằng, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài bởi tình trạng giấy phép con. Thậm chí hợp đồng của Cty ông đã được Bộ cho phép tuyển dụng, tỉnh cũng đồng ý để doanh nghiệp tiếp xúc người lao động nhưng “nút thắt” nằm ở huyện. Có nơi ròng rã 3 tháng doanh nghiệp chưa xuống địa phương để tiếp cận với người lao động, điều đáng nói, nhân viên của Cty không thể xuống xã để tiếp xúc với lao động, vì huyện không cho, bắt phải chờ duyệt theo quy trình xin giấy xuống từng thôn, xã. Trong khi đó, có những hộ dân khó khăn nợ vài triệu đồng mà 5 năm chưa trả được, tuy nhiên huyện không cho người của doanh nghiệp vào, thậm chí công an huyện bắt nhốt buộc doanh nghiệp phải cầu cứu tới Sở LĐ- TBXH nhưng sở cũng đành bất lực – ông Minh than phiền.

Đồng quan điểm, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu lao động Hải Dương cũng cho rằng, dường như với chính quyền huyện, giấy phép con trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã trở thành luật bất thành văn. Căn nguyên của vấn đề một phần do tư duy cứng nhắc, chưa đặt cao lợi ích của người dân. Có những huyện dùng chiêu trò này để hạn chế doanh nghiệp Trung ương hoặc từ tỉnh khác tới, để cho doanh nghiệp “sân sau” của mình hoạt động. Bởi lẽ, trên thực tế theo chia sẻ của ông Vũ Công Bình- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty LOD cho thấy, hiện nay một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang cạnh tranh không lành mạnh, nếu doanh nghiệp nào có phí cao hơn thì địa phương sẽ cộng tác vì được chia hoa hồng nhiều hơn.

“Giấy phép con” chặn đường mục tiêu lớn

Trong khi đó, theo mục tiêu đề ra của Bộ LĐ – TBXH từ năm 2017-2020, hằng năm đưa đi được từ 100.000-120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% lao động được đào tạo.

Theo báo cáo của Bộ LĐ- TBXH, tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có 277 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước, 207 Cty cổ phần và 55 Cty trách nhiệm hữu hạn).

Với số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động như trên, trung bình mỗi năm giải quyết được khoảng trên 1.000 lao động đi làm việc ở ngoài (riêng trong năm 2016, cả nước có trên 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, thị trường Đài Loan có trên 68.000 lao động, Nhật Bản có gần 40.000 người, Hàn Quốc có trên 8.000 và Ả rập Xê út có trên 4.000 lao động). Nhiều ý kiến cho rằng, việc cơ quan quản lý tạo điều kiện tối đa cũng như xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm là cần thiết, nhưng người lao động vi phạm thì gần như không bị xử lý. Bên cạnh đó, để đưa người có trình độ đi xuất khẩu lao động, cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, xây dựng sàn giao dịch để tuyển lao động, thực tập sinh công khai, minh bạch…

Ngay chính ông Bùi Sĩ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng thừa nhận đang có sự “khó dễ” của địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Theo ông Lợi, với địa phương thì không phải câu chuyện của giấy phép con mà là “phép vua thua lệ làng”. “Cũng có thể còn tồn tại nhiều vấn đề nên niềm tin của chính quyền với doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa đủ lớn” – ông Lợi cho biết.

Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp