Hệ lụy hai mặt của độc quyền
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

tranh.

Cần nói rằng, lạm dụng vị thế độc quyền không chỉ có mỗi Vinapco, nhưng bị Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia xử phạt thì mới chỉ có đơn vị này. Còn rất nhiều “ông độc quyền khác” như ngành điện, xăng dầu, viễn thông…, chưa bị xử lý sòng phẳng và kiên quyết.

Xử phạt Vinapco 3 tỉ đồng, nhưng Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia khó có thể ngăn chặn được căn bệnh lạm dụng vị thế độc quyền. Quyết định xử phạt chỉ là “phương thuốc trị triệu chứng” trên một vụ việc cụ thể.

Trên thực tế, cơ chế độc quyền dành cho Vinapco cũng gây ra hệ lụy “gậy ông đập lưng ông” đối với chính đơn vị này. Ngày 16/4, công ty này đã phát văn bản “kêu cứu” lần hai đến các cơ quan chức năng, cho biết rằng hai hãng hàng không Jetstar Pacific và Indochina Airlines đang nợ tiền nhiên liệu quá hạn chưa trả lên tới hơn 75 tỉ đồng.

Mặc dù vậy, Vinapco vẫn phải ngậm đắng tiếp tục cung cấp nhiên liệu, vì nếu ngừng e rằng lại vi phạm vào điều khoản lạm dụng vị thế độc quyền đã được quy định trong Luật Cạnh tranh.

Đây là căn bệnh trái khoáy mà cơ chế kinh doanh độc quyền đã sinh ra, nó không chỉ gây thiệt hại đến các doanh nghiệp bị o ép và người tiêu dùng, mà còn gây tác hại đối với chính doanh nghiệp sống nhờ vị thế độc quyền.

Hệ lụy hai mặt của độc quyền là như vậy!

Thẩm Hồng Thụy
Nguồn: Báo Lao Động điện tử