Hiến kế cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Bó tay các công cụ quản lý

Công tác theo dõi thi hành pháp luật, theo dõi thi hành văn bản QPPL được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định số 93/2008/NĐ-CP; Thông tư số 03/2010/TT-BTP; Nghị định số 24/2009/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-TP-NV; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Tuy được điều chỉnh ở nhiều văn bản QPPL khác nhau, nhưng quy định ở các văn bản không thống nhất với nhau với những khái niệm như theo dõi thi hành pháp luật, theo dõi thi hành văn bản QPPL; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật); nội dung theo dõi thi hành pháp luật còn chung chung, tính khả thi thấp và trách nhiệm theo dõi chung khác nhau. Trong đó, nhiệm vu,å quyền hạn về theo dõi thi hành văn bản QPPL của Sở Tư pháp, phòng tư pháp và cấp xã không thống nhất với nhiệm vụ, quyền hạn về theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.

Các nhiệm vụ theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước và hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan trong công tác theo dõi, đánh giá, báo cáo về thi hành pháp luật chưa bao quát hết chức năng quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật. Thực tế, hiện nay hoạt động kiểm tra việc thi hành pháp luật đang được các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nhưng hầu như lại chưa được luật hóa với các quy định cụ thể và thống nhất. Chẳng hạn, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-TP-NV thì các cơ quan tư pháp địa phương đều có nhiệm vụ theo dõi chung tình hình thi hành văn bản QPPL trong phạm vi địa phương tương ứng từng cấp; trong đó quy định UBND cấp xã trong việc theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật là chưa phù hợp với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND.

Tất cả dẫn đến thực trạng là pháp luật chưa được tổ chức thi hành kịp thời, đầy đủ; nhiều quy định của pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, các biểu hiện lệch lạc của pháp luật chưa được kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh; những vướng mắc, khó khăn trong thi hành pháp luật chưa được kịp thời phát hiện để xử lý, khắc phục; hoạt động thi hành pháp luật có xu hướng tách rời, chưa thực sự gắn bó với quá trình xây dựng pháp luật và góp phần hoàn thiện pháp luật. Các vướng mắc do quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, khiếm khuyết, thiếu đồng bộ, thậm chí còn vô hiệu hóa lẫn nhau… Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, hiện chúng ta chưa có cơ chế theo dõi chung về thực hiện pháp luật nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô, liên ngành chưa giải quyết được. Chẳng hạn giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở với Luật Dân sự; pháp luật về môi trường với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật hình sự (mặc dù hai văn bản này mới sửa đổi, bổ sung). Hệ lụy là không chỉ không thúc đẩy quá trình phát triển mà còn cản trở sự phát triển KT – XH; khiến ranh giới giữa đúng – sai mờ nhạt, làm bó tay các công cụ quản lý của Nhà nước, xử lý hành chính thì không đủ sức răn đe mà xử lý theo hình sự thì chưa có chế tài.

Hiến kế như thế nào?

Phản ứng một cách nhanh nhạy những vấn đề nóng hổi của thực tiễn chính là đòi hỏi từ nội hàm của công cuộc cải cách tư pháp, cải cách thể chế, nhưng để có được sự phản ứng đó thật không hề đơn giản. Bởi, cũng như nhiều lĩnh vực khác, theo dõi thi hành pháp luật đang vướng vào một lỗi – lỗi hệ thống từ hệ thống văn bản pháp luật đến tổ chức thi hành – tức lỗi ngay từ trong những quy định về việc theo dõi thi hành pháp luật. Chính vì lẽ đó, một trong những ưu tiên của ngành tư pháp chính là sớm hoàn thiện Nghị định về theo dõi thi hành pháp luật và lâu dài nghiên cứu xây dựng, trình QH thông qua Luật về kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật. Trong đó, quy định cụ thể mục đích, nội dung kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật; thẩm quyền của các cơ quan trong kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật; thẩm quyền kiến nghị, xử lý kết quả kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật.

Thực tế, việc kiểm tra thi hành pháp luật phải được thực hiện đối với tất cả các văn bản pháp luật quy định về một lĩnh vực, từ luật, nghị định, thông tư cho đến các văn bản QPPL của HĐND và UBND. Việc quy định như vậy bảo đảm việc kiểm tra thi hành pháp luật được thực hiện một cách có hệ thống trong một  lĩnh vực pháp luật chứá không phải từng văn bản QPPL đơn lẻ. Để làm được điều này thì cần phân định thẩm quyền của các cơ quan liên quan từ Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và UBND các tỉnh. Chẳng hạn, quy định Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ có quyền kiểm tra việc thi hành pháp luật đối với ngành/ lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tất cả các ngành, địa phương và cơ sở thay vì chỉ được kiểm tra các văn bản QPPL do mình ban hành như hiện nay; hoặc để phù hợp với chức năng của Chính phủ trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật cũng như phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, cần quy định chức năng bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Một khía cạnh khác cũng cần phải chú ý, hiện nhân sự và tài chính dành cho hoạt động này chưa có quy định cụ thể; mỗi địa phương, mỗi bộ, ngành dành khoản ngân sách nhất định (không cố định). Cán bộ đa phần là kiêm nhiệm; hầu hết các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố không bố trí được cán bộ làm công tác theo dõi thi hành chuyên trách vì thiếu biên chế, hoặc có biên chế nhưng không tìm được cán bộ thích hợp, đủ tiêu chuẩn. Thực tế, biên chế hành chính được giao hàng năm do Bộ Nội vụ quản lý, mặc dù Đề án của Thủ tướng có nội dung “thí điểm thành lập Phòng theo dõi thi hành pháp luật tại Sở Tư pháp” và bốë trí cán bộ chuyên trách nhưng sau 2 năm thực hiện Đề án thì quy định này chưa thực hiện được. Tất cả những vấn đề này cần phải giải quyết đồng bộ với việc sửa đổi, bổ sung pháp luật.

Phùng Thanh Hương
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân