Khan hiếm nguồn nhân lực công nghệ
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Còn Công ty Phần mềm FPT (FPT Soft) dự kiến tuyển khoảng 1.000 lao động thuộc diện mới ra trường vào làm việc trong năm nay. Ông Phan Phương Đạt, Phó tổng giám đốc Công ty khẳng định, hàng năm, nhu cầu nhân lực của Công ty tăng khoảng 30-40%.

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan ngại đối với cả Intel và FPT Soft hiện nay là chất lượng sinh viên mới ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Theo ông Hải, vẫn còn khoảng cách lớn giữa yêu cầu của công ty và trình độ, kỹ năng của các sinh viên mới ra trường. 100% số lao động được Intel tuyển dụng đều phải trải qua đào tạo nội bộ từ 3 đến 6 tháng trước khi bắt đầu làm việc chính thức. Việc tuyển dụng nhân lực có kinh nghiệm còn khó khăn hơn, vì các kỹ sư mà Intel cần hiện rất hiếm tại Việt Nam.

Ông Hải cho rằng, Việt Nam không thể phát triển một ngành công nghiệp công nghệ cao mà không có một hệ thống giáo dục vững mạnh, do đó, các trường đào tạo cần phải nâng cao chất lượng sinh viên mới ra trường. Theo đó, sinh viên ra trường cần có kiến thức chuyên ngành vững, tiếng Anh tốt, biết làm việc theo nhóm…

Giống Intel, FPT Soft cũng phải đào tạo các sinh viên mới ra trường khoảng 3 tháng trước khi đưa họ vào làm việc trong các dự án. Theo ông Đạt, các trường nên điều tiết thời gian tốt nghiệp của sinh viên, không dồn hết vào dịp hè như hiện nay, nhằm tránh tình trạng khan hiếm lao động vào các thời gian khác trong năm.

Trong khi các doanh nghiệp phàn nàn về chất lượng đầu ra của sinh viên, thì ông Phí Đắc Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này một phần là do thiếu sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh ngiệp. “Chương trình đào tạo không sát với nhu cầu thực tế vì không có mối liên hệ giữa cơ sở sản xuất và các cơ sở đào tạo. Các cơ sở sản xuất hưởng lợi từ đào tạo rất nhiều, nhưng không có cơ chế hỗ trợ hay trách nhiệm gì với các cơ sở đào tạo, nên mối quan hệ giữa các trường và doanh nghiệp càng lỏng lẻo”, ông Hải khẳng định và cho biết, một số nước trên thế giới đã tiến hành đánh thuế đào tạo với doanh nghiệp dựa trên số lượng lao động được sử dụng.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, các doanh nghiệp nên hợp tác với các trường để tạo môi trường cho sinh viên thực tập và đào tạo thêm các kỹ năng thực tế cho sinh viên.

Nguồn: Báo Đầu tư điện tử