Không nên chỉ tập trung vào sản xuất 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Không chỉ riêng trong đợt dịch Covid-19 lần này và cũng không chỉ riêng ở Hải Dương mà rất nhiều lần các mặt hàng nông sản của nước ta phải cần đến các đợt “giải cứu”. Nguyên nhân đơn giản là vì không bán được nhưng vì sao không bán được lại rất khó trả lời.

Sản xuất phải gắn với tiêu thụ. Có tiêu thụ thì mới có sản xuất. “Nguyên lý” này rất đơn giản và ai cũng biết, nhưng để thực hiện được không phải là điều dễ. Điều này có thể minh chứng rõ nhất qua việc sản xuất, tiêu thụ nông sản vừa qua. Đó không đơn thuần là việc trồng loại cây gì, ở đâu mà vấn đề là tạo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ như thế nào.

Điểm dễ nhận thấy với sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay là nhỏ lẻ, manh mún, đặc biệt là “tâm lý đám đông”. Đã từng có thời điểm, người dân đổ xô đi trồng một loại cây nào đó mà không cần tìm hiểu nhu cầu thị trường, đồng thời bất chấp các khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Hệ quả tất yếu là sẽ dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm, phải đổ bỏ hoặc lại kêu gọi “giải cứu”.

Như vậy liên kết trong sản xuất và kết nối sản xuất với tiêu thụ là yếu tố đặc biệt quan trọng để sản xuất nông nghiệp bền vững. Nhưng đây vẫn là khâu yếu nhất hiện nay, cho dù đã được đề cập đến nhiều lần, thể hiện qua việc khó, thậm chí không thể xây dựng được vùng nguyên liệu lớn, ổn định và nhận thức của người tham gia liên kết – ý kiến của một vị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Vị Thứ trưởng này thẳng thắn cho rằng, đến nay, việc làm thế nào để gắn kết được sản xuất đến tiêu thụ, bảo đảm được chất lượng, mẫu mã và vị thế sản phẩm nông sản Việt Nam vẫn là thách thức.

Để giải quyết tình trạng này, một chuyên gia kinh tế cho rằng trước hết phải tập trung cho chế biến sâu vì hiện nay tỷ lệ chế biến sâu của nông sản nước ta còn rất thấp, mới đạt khoảng 12%. Đồng thời, phải tăng cường bố trí kho, bến bãi, nhà bảo quản hiện đại để có thể mua hàng của nông dân khi vào vụ thu hoạch, sau đó trữ lại hoặc bán ra, hoặc chuẩn bị cho xuất khẩu. Với doanh nghiệp phải thực hiện “mua trước bán sau”, không nên theo kiểu “bán trước, mua sau”. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp và các địa phương phải xây dựng các kế hoạch phòng, chống rủi ro cũng như các phương án khác, không nên chỉ tập trung vào sản xuất.

Đặc biệt, cần tiếp tục xây dựng và quy hoạch vùng sản xuất, hạn chế nhiều địa phương hoặc trên một đơn vị hành chính lại cạnh tranh nhau về một mặt hàng. Phải bảo đảm gắn vùng sản xuất với các cơ sở chế biến, đóng gói, xuất khẩu, bảo quản, lưu trữ; phối hợp với liên minh hợp tác xã, các hiệp hội ngành hàng để hình thành việc quản lý chủ động từ vĩ mô, khâu quản trị nông sản phải bắt đầu từ sản xuất cho đến tiêu thụ – vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Sẽ vẫn còn có các đợt “giải cứu” nông sản nếu sản xuất còn tiếp tục manh mún, chưa được “sắp xếp” lại một cách bài bản và chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp đồng đối với nông dân chưa thể đi vào chiều sâu.