Khổ vì chuyện trống xuôi, kèn ngược!
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Quy định một đằng, thực hiện một nẻoTheo quy định tại Thông tư 129/28/TT-BTC ngày 26-12-2008 của Bộ Tài Chính: “Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi” thuộc đối tượng có thuế suất thuế GTGT là 5%.

Tại Thông tư 131/2008/TT-BTC kèm biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hóa của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ngày 26-12-2008, Bộ Tài chính lại một lần nữa xác định “khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu tương” thuộc mã HS 2304 00 00 00 có thuế suất GTGT là 5%.

Vị trí đặt quảng cáo

Thế nhưng, đến ngày 5-6-2009 bằng Công văn số 7953/BTC-TCHQ gửi cho “cục hải quan các tỉnh, thành phố biết để thực hiện” Bộ Tài chính bất ngờ chỉ đạo: mặt hàng nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%. Công văn này giải thích, đại ý nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi là hai khái niệm khác nhau trong khi Luật Thuế GTGT chỉ quy định thức ăn chăn nuôi được áp dụng 5%.

Do đó, nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi không được áp vào thức ăn chăn nuôi theo mức 5% mà phải áp 10% như đối với hàng hóa, dịch vụ nói chung.

Sau khi công văn của Bộ Tài chính được phát đi, hàng trăm ngàn tấn hàng khô dầu đậu nành nhập khẩu đã bị hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu áp với mức thuế suất GTGT 10% dù trước đó, theo phản ánh của doanh nghiệp, mức thuế này chỉ là 5%.

Cụ thể, là tàu Medi Imabari chở khoảng 45.000 tấn khô dầu đậu nành của tập đoàn Cargill cập cảng PTSC Phú Mỹ ngày 11-7-2009 và mới đây nhất là tàu VTC Ocean chở trên 20.000 tấn khô dầu đậu nành cập cảng Cái Mép ngày 10-8-2009. Các doanh nghiệp khi mở tờ khai đã viện dẫn cả hai Thông tư 129 và 131, tuy nhiên Chi cục Hải quan ở đây đã không chấp nhận.

Mặc dù rất bức xúc nhưng dưới áp lực quá lớn phải thông quan hàng ngay trong thời hạn cho phép chỉ khoảng 5-7 ngày để tránh bị phạt tàu, các doanh nghiệp đành phải mở tờ khai theo mức thuế suất đã bị áp nói trên. Cũng nói thêm rằng, ngày 31-7-2009, sau khi Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam kiến nghị, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời số 10906/BTC-CST, trong đó nêu rõ “các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu thuộc diện không chịu thuế GTGT tại khâu trực tiếp sản xuất bán ra và tại khâu nhập khẩu, hoặc áp dụng thuế suất là 5%.

Cách phân loại và nguyên tắc xác định đối tượng không chịu thuế, thuế suất 5% đã được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi”.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp đã rất bất ngờ khi hải quan Cửa khẩu cảng Phú Mỹ vẫn áp dụng mức thuế 10% cho toàn bộ tàu VTC Ocean.“Công văn to hơn luật”: cần chấm dứt Việc áp dụng 10% thuế GTGT cho mặt hàng khô dầu đậu nành nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang gây bức xúc và hoang mang cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Các doanh nghiệp không chỉ bị vỡ kế hoạch kinh doanh mà còn bị đẩy vào tình thế khó khăn hơn trong tình hình kinh tế suy giảm hiện nay. Theo tính toán, với mức thuế mới hơn 20 doanh nghiệp có hàng trên hai tàu Medi Imabari và VTC Ocean kể trên sẽ phải chi thêm trên 20 tỉ đồng cho phần tăng gấp đôi của thuế GTGT. Như vậy, để hạn chế thua lỗ, các doanh nghiệp sẽ phải nâng giá bán và hậu quả là người chăn nuôi sẽ phải chịu thiệt hại.

Về mặt pháp lý, theo các doanh nghiệp, việc áp dụng như trên cũng khó có thể chấp nhận. Công văn số 7953/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính chỉ là văn bản nội bộ, không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên không thể lấy đó làm căn cứ thay thế để thực thi pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp này được hiểu chính là các thông tư 129, 131 đang còn hiệu lực mà bất kỳ một công văn nào cũng không thể có giá trị thay thế hoặc làm vô hiệu.

Điều cần làm rõ là vì sao cùng một nơi ban hành nhưng Bộ Tài chính lại có những văn bản mâu thuẫn với nhau như vậy? Vì sao trong khi đó một số cửa khẩu nơi khác vẫn áp dụng mức thuế 5%? Một doanh nghiệp cho biết họ vừa nhập 500 tấn khô dầu đậu nành qua cảng IDC Phước Long (TPHCM) và nhiều lô hàng khô dầu đậu nành qua cảng Cát Lái (TPHCM) nhưng mức thuế GTGT ở những nơi này cũng chỉ 5%.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online