Khơi thông chính sách quản lý dòng tiền
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

“Một mũi tên trúng nhiều đích”

Ông Hải cho biết, dòng tiền nhàn rỗi của các nước trên không thể đầu tư vàng miếng vì bị ngăn cản và không sinh lợi, càng không thể đầu cơ tích trữ ngoại tệ như ở ta. Còn đối với thị trường bất động sản, hầu hết chính phủ các nước đều có Luật thuế tài sản đánh thuế lũy tiến vào việc sở hữu bất động sản, vì vậy người đầu tư khó lòng tích trữ đất hay đầu tư đất vì không sinh lợi, ngược lại có thể bị lỗ nặng do phải chịu thuế tài sản cao.

Người dân ở các nước trên hầu như chỉ có lựa chọn gửi tiền nhàn rỗi trong ngân hàng hoặc phân bổ một phần vào đầu tư chứng khoán hoặc đầu tư trực tiếp vào SXKD qua hình thức mở DN. Khi gửi tiền vào ngân hàng, người gửi tiền còn bị đánh thuế lợi tức, tuy nhiên họ vẫn gửi vì đồng tiền ổn định và sinh lợi và cũng vì yếu tố an toàn. Họ không thể cất tiền ở nhà do có nhiều rủi ro tiềm ẩn.

“Nếu như các nhà hoạch định chính sách ở nước ta chịu khó cầu thị, học hỏi kinh nghiệm quốc tế một cách đầy đủ và thiết lập được một hệ thống chính sách quản lý dòng tiền nhàn rỗi một cách hữu hiệu như các nước thì dòng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể tăng lên gấp đôi…”, Tổng thư ký VAFI nhận định. Và khi đó sẽ không còn tình trạng đầu cơ tích trữ vàng, ngoại tệ, bất động sản, một nguồn tiền khổng lồ trong dân cư sẽ được huy động trực tiếp hay gián tiếp vào lĩnh vực SXKD.

Mặt khác, cung tiền tăng mạnh sẽ làm giảm mạnh lãi suất huy động và cho vay, ít nhất chỉ dao động từ 6% – 10% / năm; giá trị đồng nội tệ vì thế sẽ được tăng lên, tác động lớn đến việc chống lạm phát và kích thích nền kinh tế phát triển nhanh hơn nhiều …

Thuế tài sản- chặn dòng tiền vào bất động sản

Theo đánh giá của giới chuyên gia, những động thái gần đây của Chính phủ trong việc kiểm soát thị trường ngoại tệ tự do, đưa ra những chỉ dẫn về quản lý thị trường kinh doanh vàng miếng đã có tác dụng tức thì trong chính sách ổn định tỷ giá.

Tuy nhiên, để các giải pháp này được thực thi nghiêm thì NHNN cũng cần phải ban hành những qui định chống việc kinh doanh biến tướng vàng miếng ở dạng vàng trang sức cũng nghư đảm bảo quyền lợi của người dân đang sở hữu vàng miếng. NHNN cần thêm giải pháp cho phép người dân được mua ngoại tệ tiền mặt khi đi công tác, du lịch và  học tập ở nước ngoài…, đồng thời cần chú trọng hơn đến chính sách lãi suất để trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh người dân gửi đồng nội tệ phải có lợi. Mức lãi suất tiền gửi hàng năm phải cao hơn tốc độ lạm phát hoặc phải cao hơn mức độ giảm giá của VND ( nếu có ) cộng với lãi suất tiền gửi ngoại tệ.

Với các giải pháp mạnh của NHNN, dòng tiền nhàn rỗi sẽ bị chặn ở đầu tư tích trữ vàng, ngoại tệ nhưng chưa bị chặn ở thị trường bất động sản vì chính sách thuế hiện hành là rất thấp. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, trong thời gian ngắn hạn trước mắt, thị trường bất động sản chưa thể xảy ra những con sốt nhưng trong tương lai nếu chúng ta không thiết lập thuế tài sản trong  kinh doanh và sở hữu đất đai thì bất động sản sẽ là nơi đến lý tưởng của dòng tiền nhàn rỗi và như vậy chúng ta chưa thể quản lý tốt dòng tiền nhàn rỗi và sẽ đẻ ra nhiều bất cập xã hội về vấn đề này.

Tô Tô
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam