“Kiện ngành điện hầu như rất khó khăn”
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Các biện pháp giám sát độc quyền, thống lĩnh thị trường chưa hiệu quả và chừng nào chưa giải quyết được bài toán ai là người đại diện cho chủ sở hữu của các DNNN đích thực thì vẫn còn tình trạng DNNN ngáng chân, níu kéo nhau.

Cho đến nay những vụ việc xử lý độc quyền doanh nghiệp là rất hãn hữu. Điều này phản ánh đúng thực tế hay vì Luật Cạnh tranh chưa được thực thi?

Thứ nhất, con số cho thấy việc kiểm soát các doanh nghiệp, đặc biệt DNNN trong vị trí thống lĩnh thị trường hiện nay là chưa có hiệu quả. Bằng chứng rõ nhất như trong lĩnh vực điện, các vụ khởi kiện của người tiêu dùng đối với ngành điện hầu như rất khó khăn. Mà tình trạng mất điện tương đối phổ biến dù không phải trong tình trạng bất khả kháng.

Thứ hai, cơ chế kiểm soát, kiểm tra để xử lý vi phạm khi cần thiết không rõ ràng.Vì vậy, việc giám sát của cơ quan quản lý cạnh tranh là không hiệu quả, còn giám sát từ phía cộng đồng, người tiêu dùng còn hạn chế do ý thức và trình độ dân trí.

Tại Ninh Bình, hiện EVN yêu cầu các trạm BTS phải xây dựng trạm biến áp để cấp điện. Một số mạng di động khác cũng kêu khó khăn trong việc làm thủ tục xin cấp điện cho trạm BTS. Nếu điều này là đúng, theo ông, đây có phải là một hành vi biểu hiện cho sự độc quyền của điện lực không?

3.jpg
Ông Trần Hữu Huỳnh.

Luật Cạnh tranh cấm các hành vi hạn chế, áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh, cấm hành vi lạm dụng vị thế độc quyền áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng.  

Trong trường hợp này, tôi không bình luận vì tôi không có đủ thông số vì sao người ta yêu cầu như vậy. Một là phải nhìn hợp đồng đã giao kết trước đây, giờ anh đơn phương thay đổi thì lý do vì sao đơn phương thay đổi? Phải có những quy định mới của pháp luật buộc anh phải làm như vậy. Điều kiện thứ hai là sự thay đổi hoàn cảnh mà trước đây hợp đồng chưa xảy ra và hai bên đàm phán thay đổi.

Rõ ràng yêu cầu của EVN sẽ làm DN khác phải đầu tư thêm, tức là làm tăng chi phí. Điều đó gây bất lợi gì cho cả người dùng và xã hội, vì xét cho cùng các doanh nghiệp di động đều có vốn nhà nước, thưa ông?

Tất cả doanh nghiệp đều phải tuân thủ Luật Cạnh tranh cho nên chúng ta không bàn vấn đề sở hữu dù tất nhiên trong trường hợp Luật Cạnh tranh các đối tượng bị sự điều chỉnh nhiều là DNNN.

Về câu hỏi, tôi quay trở lại vấn đề học thuật. Thế nào là áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng? Nếu tăng giá đó do quy định của pháp luật như tôi nói thì không có cách nào khác EVN buộc phải làm, hay do hoàn cảnh nào đó, giờ phải thay đổi ví dụ như trong trường hợp giá đầu vào tăng một cách đột biến mà hai bên có thỏa thuận chứ không phải cứ tăng giá là coi bất lợi. Nó phải được xem xét trên căn cứ pháp lý hoặc căn cứ thực tiễn.

Còn trong trường hợp cụ thể thì tôi không hiểu vì sao họ có quy định như vậy.

Việc các việc các DNNN hạn chế cạnh tranh của nhau gây tác hại như thế nào cho nền kinh tế?

Đúng là ở đây có một nét rất Việt Nam. Chúng ta hiểu rằng theo tinh thần chung, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, DNNN phải là những “quả đấm thép” – nó phải có khả năng cạnh tranh xuất sắc hơn, được thành lập ở những lĩnh vực mà người dân, thành phần kinh tế khác không hoặc không đủ khả năng, làm được và tạo hứng khởi cho các thành phần kinh tế khác học theo. Sứ mệnh của DNNN còn phục vụ những mục tiêu kinh tế xã hội ví dụ như những vùng sâu, vùng xa…

Nhưng chúng ta phải phân định cho rõ cái nào là mục tiêu kinh doanh, cái nào là thực hiện sứ mạng phát triển kinh tế xã hội để tránh nhập nhằng câu chuyện kinh doanh không hiệu quả do thiếu năng lực cạnh tranh nhưng lại viện lý do phát triển vùng sâu, vùng xa…

Giờ chúng ta phải mở để nhiều DNNN hoạt động trong một lĩnh vực. Đây là một biện pháp theo tôi là bất đắc dĩ để chống lại sự độc quyền của Nhà nước, thay đổi bản chất độc quyền Nhà nước thành độc quyền DN. Còn rõ ràng, Nhà nước phải tập trung nguồn lực để cạnh tranh trên thị trường quốc tế rộng lớn, mở đường cho các DN khác. DNNN cạnh tranh lẫn nhau tức là ở mức độ nào đó có thể xóa được sự trì trệ, chậm phát triển nhưng đó không phải là sự lựa chọn lâu dài.

Có những hiện tượng không phải DNNN cạnh tranh với nhau mà dùng sức mạnh của mình để hạn chế DNNN khác. Tại sao lại có tình trạng như vậy?

Vấn đề là ai là người đại diện cho chủ sở hữu của các DNNN đích thực. Rõ ràng chúng ta chưa giải quyết được bài toán đó dù Nghị quyết của Trung ương yêu cầu phải làm. Lẽ ra có cùng một chủ sở hữu và tập trung quản lý phần vốn của NN định ra chiến lược, quy hoạch, phát triển của từng DNNN trong mối quan hệ tổng thể của các DN để không cạnh tranh lẫn nhau, triệt tiêu nguồn lực của nhau, không làm ngáng chân nhau và đặc biệt không làm phân tán sức mạnh nguồn lực của nhà nước vốn dĩ còn ở mức độ hạn chế.

Cho nên việc gấp rút đầu tiên là hạn chế bớt tình trạng cạnh tranh lẫn nhau, triệt tiêu lẫn nhau, níu áo nhau hoặc gây cản trở khó khăn cho nhau. Cách tốt nhất theo ý kiến cá nhân tôi phải có một cơ quan của chính phủ chuyên lo câu chuyện quản lý vốn NN và các bộ ngành, kể cả chính phủ cũng tách nó ra khỏi kinh doanh mà tập trung cho chính sách, quy hoạch, kế hoạch, giám sát kiểm tra thực hiện.

Trong khi đang chờ đợi, theo ông cần làm gì để hạn chế tình trạng doanh nghiệp lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường cản trở DN khác?

Các DN ngồi nói chuyện với nhau rất khó vì mỗi DN cũng phải bảo toàn vốn, buộc phải cạnh tranh, phải tối ưu hóa lợi nhuận. Nên trong trường hợp vi phạm, phải áp dụng Luật Cạnh tranh một cách chặt chẽ, minh bạch để xử lý một cách chính xác, kịp thời. Còn nếu các DN khác nhau có tình trạng níu kéo, gây khó khăn cho nhau mà có biểu hiện muốn lạm dụng, không có lợi cho đồng vốn của NN thì cơ quan quản lý như người đại diện phần vốn NN tại DN, có thể trong thẩm quyền, yêu cầu các cơ quan ngồi lại với nhau để thông qua những quyết định, can thiệp để định hướng phát triển làm sao không được gây cản trở cho nhau.

Xin cảm ơn ông!

Lê Hạnh Thực hiện

Nguồn: Báo Bưu điện Việt Nam số 82 ra ngày 10/7/2009.