Kinh tế thế giới năm 2010 mang "bộ mặt" khắc khổ
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Các nền kinh tế phát triển, từ Anh tới Nhật Bản đều đã lần lượt phục hồi tài chính công của họ sau khi đã áp dụng các giải pháp đặc biệt trong những năm trước nhằm cứu vãn các ngân hàng và ngăn chặn một cuộc suy thoái lan rộng trên phạm vi thế giới.

Một số nền kinh tế lớn, bao gồm cả Anh đã chấp nhận “ngậm đắng nuốt cay” trước hoàn cảnh khó khăn. Từ cuộc rà soát toàn diện về chi tiêu, Liên minh mới được bầu chọn của Anh đã đề xuất thực hiện một loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu cơ bản trong 4 năm tới và những đề xuất này đã nhận được những tín hiệu tán thành từ Qũy tiền tệ quốc tế (IMF). Một ước tính ban đầu với 490.000 việc làm trong lĩnh vực công sẽ biến mất đã được làm tròn xuống 330.000 nhờ vào những cắt giảm. Tuy nhiên, các ban của chính phủ vẫn phải đối diện với một sự co rút ngân sách trung bình 19%, một sự gia tăng độ tuổi nghỉ hưu và một mức thuế thường xuyên đánh vào các lợi nhuận ngân hàng. Nền kinh tế Anh đã hoạt động tốt hơn dự đoán trong thời kỳ giữa năm nhờ tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất, khi đồng bảng Anh yếu kém đã thúc đẩy xuất khẩu. Mặc dù vậy, lạm phát tại đây vẫn trên mức mục tiêu của ngân hàng Anh do giá thực phẩm tăng trong khi giá nhà đất lại sụt giảm.

Hi Lạp đã buộc phải áp dụng các biện pháp “khắc khổ” trong năm 2010. Liên minh châu Âu và IMF đã cung cấp cho quốc gia này một khoản cứu trợ trị giá 110 tỷ bảng Anh (tương đương 93 tỷ USD). Sau đó, Ireland cũng không chịu thua kém khi nhận khoản cứu trợ 85 tỷ bảng Anh từ EU-IMF trong tháng 11 và những mối lo lắng cũng đã dấy lên với trường hợp của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – hai quốc gia được xem là những đối tượng có khả năng cần tới những cứu trợ tài chính nhất.

Dấu hiệu bất an rõ nhất của giới đầu tư là các thị trường trái phiếu với các lợi tức trên các khoản nợ chính phủ của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Hi Lạp, tất cả đều chạm tới các mức kỷ lục. Tại các thị trường cổ phiếu, chi số FTSE đã giảm xuống mức thấp với 4805.75 điểm trong tháng 7 do lo sợ về một cuộc suy thoái kép với những cắt giảm mạnh trong lĩnh vực công và sự bốc hơi việc làm.

Trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục “phất” trong tăng trưởng thì Mỹ lại phải thông báo đợt nới lỏng định lượng lần thứ hai. Động thái đó đã bị Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác chỉ trích kịch liệt với lý do rằng Mỹ đang đẩy giá trị đồng đô la xuống mức thấp hơn. Để trả đũa lại những chỉ trích đó, Mỹ đã buộc tội Trung Quốc giữ giá trị đồng Nhân dân tệ ở mức thấp nhằm giành lợi thế cạnh tranh bất công bằng trong xuất khẩu.

Câu chuyện khác liên quan tới sự “khắc khổ” là việc các chính phủ trên khắp thế giới đang nỗ lực áp đặt quan niệm đó đối với các nhà ngân hàng. Các khoản thưởng hậu hĩnh tiếp tục là một chủ đề nóng khi các chính phủ cố gắng đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các khoản chi gây nhiều tranh cãi này thì các ngân hàng lại khăng khăng cho rằng họ nhất thiết phải giữ chân các nhân tài.   Bùi Huyền
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp