Lạm phát và dự báo
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nếu so với chỉ tiêu Quốc hội giao từ đầu năm (7%), con số điều chỉnh này đã tăng tới hơn 2 lần. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc, thì con số vừa điều chỉnh trên, thực sự vẫn là con số mà muốn đạt được phải phấn đấu cật lực, nếu không có thể sẽ tiếp tục phải điều chỉnh.

Dự liệu của ông Phúc rất có cơ sở, bởi thực tế, theo con số mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, 6 tháng đầu năm 2011, lạm phát của Việt Nam đã là 13,29%. Tuy xu hướng lạm phát có giảm (tháng 6 giảm gần một nửa so với tháng 5), nhưng 6 tháng cuối năm, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể đẩy giá tiêu dùng, giá lương thực thực phẩm tăng cao, khi mà thị trường thực phẩm vẫn tăng mạnh, do tư thương Trung Quốc mua gom nông sản. Chưa kể, theo thông lệ, những tháng cận Tết, giá cả thường tăng cao.

Ở đây, có thể khẳng định, công tác dự báo đã không đáp ứng được yêu cầu. Ở các nước, chỉ số lạm phát chỉ tăng 1-2% đã là vấn đề lớn, trong khi ở ta, lạm phát đang được ước lượng theo khoảng số khá rộng. Việc đưa ra chỉ số đó, cũng phần nào thể hiện chúng ta chưa dự báo được lạm phát.

Lạm phát được coi là một trong ba chỉ số quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô (Lạm phát-Tăng trưởng-Thất nghiệp). Bởi thế, chỉ số lạm phát chi phối cơ bản chính sách tài khóa, tiền tệ… Nên nếu công tác dự báo lạm phát sai, dễ dẫn tới những quyết sách khác sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí phản tác dụng.

Những tháng cuối năm 2010, do công tác dự báo chưa sát, dẫn tới việc nới lỏng chính sách tiền tệ, đây chính là tác nhân gây lạm phát tăng mạnh những tháng đầu năm 2011, là một minh chứng sống động.

Nhật Anh
Nguồn: Báo Tiền phong