Lao động di trú Việt Nam: Vẫn còn nhiều bất cập
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trao đổi với phóng viên, khi đánh giá về thực trạng của lao động di trú và các vấn đề liên quan thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Nguyễn Thanh Hoà cho biết: “Có thể nói về văn bản pháp luật thì chưa khi nào chúng ta có đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ như hiện nay. Với gần 20 văn bản từ Luật đến Nghị định, Thông tư…”. Liên quan đến vấn đề việc làm cho lao động di trú sau khi về nước, Thứ trưởng Hoà cho rằng: “Đây là vấn đề khi nghiên cứu xây dựng Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được các chuyên gia xem xét kỹ. Với hệ thống thông tin như hiện nay, khi người lao động di trú về nước sẽ có những kênh thông tin trợ giúp họ”. Theo ông Hòa, tới đây Bộ sẽ đầu tư hơn nữa vào các Trung tâm Giới thiệu việc làm để nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của các Trung tâm này…

Trên thực tế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan có nhiều, Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật đề cập trực tiếp đến vấn đề này bao gồm Luật về Bảo hiểm xã hội, Luật về dạy nghề và đặc biệt là Luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến dạng lao động này. Như vậy có thể thấy, thứ nhất về vấn đề lao động di trú đã được xác định là một trong những giải pháp góp phần xoá đói giảm nghèo ở không ít địa phương, mặt khác nguồn tài chính do nguồn nhân lực này mang lại cũng không nhỏ. Mặt khác cũng phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan là một số lao động Việt Nam do thiếu hiểu biết và thiếu ý thức tuân thủ pháp luật của Việt Nam lẫn luật pháp của nước mà lao động Việt Nam đến làm việc nên đã dẫn đến không ít phiền toái do chính họ gây ra. Mặt khác, có thể thấy hiện nay thị trường xuất khẩu lao động là thị trường có sự cạnh tranh khá khốc liệt, việc tìm kiếm trị trường giữa các nước xuất khẩu lao động cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của lao động di trú.

Thời gian qua, các vấn đề về an sinh xã hội và ảnh hưởng của nó đến đời sống của mỗi gia đình hoặc cộng đồng có nhiều người đi lao động ở nước ngoài đã đặt ra những câu hỏi lớn cần có giải pháp xử lý ngay trong nước. Song có một thực tế là vấn đề với lao động di trú khác hẳn. Họ, những lao động di trú, kể cả nam giới lẫn nữ giới đều sống, làm việc tại một quốc gia khác, chịu sự ảnh hưởng, tác động, và trách nhiệm với công việc mình đang làm. Song quan trọng hơn là chịu sự tác động, điều chỉnh của luật pháp nước sở tại, trong khi rào cản ngôn ngữ, phong tục, tập quán lại không hề nhỏ.

Mặt khác cũng phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan là một số lao động Việt Nam do thiếu hiểu biết và thiếu ý thức tuân thủ pháp luật của Việt Nam lẫn luật pháp của nước sở tại nên đã dẫợn đến không ít phiền toái do chính họ gây ra. Mặt khác, có thể thấy thị trường xuất khẩu lao động hiện có sự cạnh tranh khá khốc liệt, việc tìm kiếm thị trường giữa các nước xuất khẩu lao động cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của lao động di trú. Thời gian qua báo chí cũng đã phản ánh, điều tra nhiều vụ việc liên quan đến lao động di trú, vấn đề đặt ra rất cơ bản là hiểu biết pháp luật của công dân trong các ràng buộc pháp lý với bản hợp động xuất khẩu lao động, họ có ý thức về đồng tiền mình bỏ ra, có ý thức về việc bảo vệ quyền lợi của mình nhưng không có đầy đủ thông tin và biện pháp cần thiết, khi xảy ra sự cố chỉ biết kêu đến cơ quan ngôn luận, và nhờ công luận lên tiếng. Đó là sự đã rồi, thiết nghĩ cần có hình thức trang bị kiến thức pháp luật cho đối tượng là lao động di trú một cách hợp lý. Nếu không thì cùng với niềm vui thì sẽ luôn phập phồng với những nỗi lo.

Đông Phương
Nguồn: Báo Đời sống và pháp luật  điện tử