Lộ rõ bất cập tiền lương
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo đề xuất này, Bộ LĐ-TB và XH cũng đề nghị sáp nhập lương tối thiểu vùng giữa khai khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, thay vì chia tách như hiện nay, với các vùng từ 1 đến 4 tương ứng sau khi điều chỉnh là: 1,9 triệu đồng, 1,73 triệu, 1,55 triệu và 1,4 triệu đồng.

Về phía các doanh nghiệp, không ngạc nhiên khi họ phản bác đề xuất tăng lương, nhưng vấn đề ở chỗ các luồng ý kiến trái chiều giữa ủng hộ và phản bác đã làm lộ rõ những bất cập trong cơ chế tiền lương hiện nay. Nâng lương càng sớm càng tốt là ý kiến chung của hầu hết các sở lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp – chế xuất địa phương, khi mà tới 80% các cuộc đình công thời gian qua đều xuất phát từ lương thấp, đời sống công nhân quá khó khăn. 3

4 cuộc đình công trong 6 tháng đầu năm nay tại các khu công nghiệp của Hà Nội cũng không nằm ngoài vấn đề này. 257 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội hầu như chỉ trả lương cho người lao động đúng bằng, hoặc nhỉnh hơn khung bậc lương tối thiểu do Nhà nước quy định chút ít và cho rằng mình đã thực hiện đúng pháp luật, ngoài ra không hề có một khoản trợ cấp nào. Hầu hết công nhân đều phài làm thêm, vì không có tiền làm thêm giờ công nhân sẽ đói!!

Trong khi đó, các doanh nghiệp lại cho rằng thời điểm này, phải tăng dù chỉ một đồng cho chi phí đầu vào cũng là vô cùng khó khăn đối với họ, nhất là những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến…. Cùng với đề xuất tăng, Bộ LĐ-TB và XH lại gộp cả khối doanh nghiệp trong nước (hiện đang thấp hơn so với vào doanh nghiệp FDI) vào làm một, như vậy doanh nghiệp trong nước sẽ bị tăng kép, áp lực còn tăng gấp đôi. Doanh nghiệp trong nước, nhất là khối dân doanh 80% quy mô nhỏ, không thể chịu được áp lực này.

Những vấn đề trên chính là những bất cập lộ rõ trong cơ chế tiền lương hiện hành. khi lương tối thiểu phân theo vùng nhưng không phân theo ngành nghề, để doanh nghiệp tự quyết lương theo cường độ lao động.

Trong khi một vùng có nhiều loại hình doanh nghiệp, với hao phí lao động khác nhau, hiệu quả lao động khác nhau, đầu ra hoàn toàn khác nhau, nên rõ ràng không thể chỉ có một loại lương giống nhau. Nói như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Như Lợi: “Trong trường hợp nếu Chính phủ không kiểm soát được mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, chẳng lẽ lại tiếp tục đề xuất tăng đột biến lương tối thiểu thêm vài trăm nghìn đồng nữa và cứ như thế?”

Việc tăng lương lần này để đảm bảo cuộc sống cho người lao động là việc trước mắt phải làm. Tuy nhiên, vấn đề căn bản, lâu dài là phải giải quyết bất cập này, đảm bảo cơ chế tiền lương có thể hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệ và người lao động, chứ không phải cứ tăng lương mãi để chạy theo CPI.

Nguồn: Báo Đầu tư điện tử